Biên bản hỏi cung bị can là Bản ghi lời khai của bị can khi hỏi cung. Mỗi lần hỏi cung đều phải lập biên bản ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm hỏi cung; họ tên, chức vụ của người ghi biên bản; họ tên, chức vụ người hỏi cung; họ tên những người tham gia hỏi cung; họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp của bị can.
Căn cứ pháp lý
TạiĐiều 184 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về biên bản hỏi cung bị can như sau:
“Điều 184. Biên bản hỏi cung bị can
- Mỗi lần hỏi cung bị can đều phải lập biên bản.
Biên bản hỏi cung bị can được lập theo hướng dẫn tại Điều 178 của Bộ luật này; phải ghi trọn vẹn lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. Nghiêm cấm Điều tra viên, Cán bộ điều tra tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can.
……
- Trường hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can thì biên bản được thực hiện theo hướng dẫn của Điều này. Biên bản hỏi cung bị can được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.”
Khái niệm
Biên bản hỏi cung bị can là nguồn chứng cứ giúp chứng minh vụ án khách quan, toàn diện và trọn vẹn. Điều luật quy định mỗi lần hỏi cung bị can đều phải lập biên bản.
Biên bản hỏi cung là một trong các biên bản điều tra. Vì vậy, biên bản hỏi cung bị can được lập theo hướng dẫn tại Điều 178 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 phải ghi trọn vẹn lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời.
Nghiêm cấm Điều tra viên, Cán bộ điều fra tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can.
Tính chính xác về nội dung cuộc hỏi trong biên bản
Mỗi nội dung trong biên bản hỏi cung đều vô cùng cần thiết, ảnh hưởng đến các tình tiết của vụ án, ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
Do đó, việc hỏi cung, ghi và thể hiện nội dung cuộc hỏi cung trong biên bản cần phải tuyệt đổi chính xác, khách quan và công tâm.
Sau khi hỏi cung, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc biên bàn cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc.
Trường hợp bổ sung, sửa chữa biên bản
Trường hợp bổ sung, sửa chữa biên bản thì Điều tra viên, Cán bộ điêu tra và bị can cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang biên bản. Trường hợp bị can viết bản tự khai thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận vào bản tự khai đó.
Khi hỏi cung bị can có sự tham gia của người phiên dịch, người bào chữa hoặc ngựời uỷ quyền của bị can thì những người này cũng cần hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Điều tra viên, Cán bộ điều tra hoặc Kiểm sát viên phải giải thích cho họ quyền và nghĩa vụ của mình.
Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch
Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì Điều tra viên, Cán bộ điêu tra phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch; người phiên dịch phải ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.
Trường hợp hỏi cung bị can có mặt người bào chữa
Trường hợp hỏi cung bị can có mặt người bào chữa, người uỷ quyền của bị can thì Điêu tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hôi cung bị can.
Bị can, người bào chữa, người uỷ quyền cùng ký vào biên bàn hỏi cung. Trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì biên bản phải ghi trọn vẹn câu hỏi củá người bào chữa và trả lời của bị can.
Trường hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can
Trường hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can thì biên bản được thực hiện theo hướng dẫn của Điều này. Biên bản hỏi cung bị can được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.
Mẫu biên bản hỏi cung
Yêu cầu đối với trình tự thủ tục, nội dung lập biên bản hỏi cung bị can
Theo Điều 184 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về biên bản hỏi cung bị can như sau
– Mỗi lần hỏi cung bị can đều phải lập biên bản.
Biên bản hỏi cung bị can được lập theo hướng dẫn tại Điều 178 của Bộ luật này; phải ghi trọn vẹn lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. Nghiêm cấm Điều tra viên, Cán bộ điều tra tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can.
– Sau khi hỏi cung, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trường hợp bổ sung, sửa chữa biên bản thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang biên bản. Trường hợp bị can viết bản tự khai thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận vào bản tự khai đó.
– Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch; người phiên dịch phải ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.
Trường hợp hỏi cung bị can có mặt người bào chữa, người uỷ quyền của bị can thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người uỷ quyền cùng ký vào biên bản hỏi cung. Trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì biên bản phải ghi trọn vẹn câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can.
– Trường hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can thì biên bản được thực hiện theo hướng dẫn của Điều này. Biên bản hỏi cung bị can được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.