1. EBIT là gì?
Ebit hay lợi nhuận trước thuế và lãi vay (tiếng Anh: Earnings Before Interest and Taxes) là toàn bộ các khoản lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi tính thuế thu nhập và lãi vay.
Các nhà đầu tư khá quan tâm tới ebit vì nó giúp họ đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như tiềm năng của nó trong tương lai. Qua đó, họ có thể so sánh các doanh nghiệp với nhau rồi đưa ra các quyết định rót vốn sao cho thật phù hợp.
2. Khái niệm về lợi nhuận sau thuế
Con số lợi nhuận sau thuế được coi là thước đo tốt nhất về khả năng tạo ra lợi nhuận của một tổ chức, vì nó cho thấy năng lực của một doanh nghiệp trong việc có thể chuyển doanh thu thành lợi nhuận và số tiền thực tiễn mà một doanh nghiệp kiếm được trong năm hoạt động.
3. Công thức tính EBIT
Công thức tính EBIT được tính các cách sau:
EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động
Ebit sẽ bằng tổng doanh thu trừ đi chi phí hoạt động. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các khoản chi phí lãi vay nằm trong chi phí tài chính nên tính chi phí hoạt động rất khó. Cho nên, ta có công thức thay thế như sau:
Ebit = LNTT + Chi phí lãi vay
Hoặc có thể sử dụng công thức khác là:
Ebit = Thu nhập sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay.
Ví dụ: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty A là 100 tye, các chi phí hoạt động và sản xuất hết 50 tỷ, chi phí lãi vay là 2 tỷ.
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp 48 tỷ. Thuế thu nhập doanh nghiệp (20%) là 9,6 tỷ. Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – thuế thu nhập doanh nghiệp = 48 – 9,6 = 38.4 tỷ
Thông qua công thức tính EBIT ở trên ta có có:
EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động = 100 – 50 tỷ
EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay = 48 + 2 = 50 tỷ
EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + chi phí lãi vay = 38,4 + 9,6 + 2 = 50 tỷ
4. Lợi nhuận sau thuế và EBIT có mối liên hệ thế nào?
Như vầy, lợi nhuận sau thuế là một nhân tố để tínhEbit
Với công thức như sau:
Ebit = Thu nhập sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay.
5. Ý nghĩa và vai trò của việc xác định Ebit trong đầu tư
Ebit sẽ giúp nhà đầu tư xác định:
– Khả năng kiểm soát các chi phí của doanh nghiệp thế nào;
– Hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận thế nào khi đã bỏ qua khoản thuế và lãi vay;
– Doanh nghiệp liệu có thể ra đủ thu nhập để sinh lời không, các khoản phải trả và tài trợ cho các hoạt động khác chi trả thế nào hay nói cách khác là hiệu suất hoạt động cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp ấy;
– Nhà đầu tư cũng có thể so sánh hai doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực, nhưng lại có mức thuế thu nhập khác nhau.
6. Cách sử dụng EBIT hiệu quả trong đầu tư
Sử dụng Ebit margin trong đầu tư
Ebit margin hay biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay là một chỉ tiêu tài chính, biểu thị tính hiệu quả trong quản lý các chi phí hoạt động của doanh nghiệp, như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, v.v…
Ebit margin được tính bằng Ebit trên doanh thu thuần, có nghĩa là, một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Nếu doanh nghiệp có Ebit margin cao (trên 15%) trong một thời gian dài thì doanh nghiệp đó kiểm soát chi phí cực tốt.
Sử dụng Ebit để tính khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp
Khả năng thanh toán lãi vay bằng Ebit trên chi phí lãi vay (Ebit/I)
Chỉ số này có giá trị càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp càng có khả năng chi trả lãi vay tốt và ngược lại.
Sử dụng Ebit để định giá doanh nghiệp hay cổ phiếu của doanh nghiệp đó
Giá trị doanh nghiệp viết tắt EV sẽ bằng tổng giá trị cổ phiếu + vay ngắn hạn dài hạn + lợi ích cổ đông thiểu số + giá trị thị trường của cổ phiếu ưu đãi – các khoản tiền và tương đương tiền.
Ta sẽ lấy EV/Ebit được một chỉ số sử dụng để so sánh toàn bộ giá trị của một doanh nghiệp với lợi nhuận nó kiếm được hàng năm. Chỉ số này càng thấp càng tốt.
Sử dụng Ebit để tính toán trong mô hình Dupont 5 nhân tố
Các nhà đầu tư sử dụng mô hình Dupont 5 nhân tố để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
5 nhân tố đó ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số ROE, đó là:
– Hệ số gánh nặng nợ (Tax Burden) = Lợi nhuận sau thuế / Lợi nhuận trước thuế;
– Hệ số gánh nặng lãi vay (Interest Burdern) = Lợi nhuận trước thuế / Ebit;
– Biên lợi nhuận hoạt động Ebit margin = Ebit / Doanh thu thuần;
– Số vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần trên giá trị bình quân tổng tài sản;
– Tài sản bình quân trên giá trị bình quân vốn chủ sở hữu.