Ly hôn trước chia tài sản sau có được không? [Chi tiết 2023]

Ly hôn trước chia tài sản sau có được không? Hãy cùng Luật LVN Group nghiên cứu chi tiết thông qua nội dung trình bày sau !!

1. Ly hôn trước chia tài sản sau có được không?

Tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014, theo đó:

-Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra;

-Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng;

-Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này;

-Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

-Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.

Lưu ý:

-Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

-Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Khi ly hôn, ngoài yêu cầu giải quyết quan hệ hôn nhân, cấp dưỡng, con cái… vợ, chồng có thể yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung theo nguyên tắc nêu tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và  khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016 thì vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định.

Vì vậy, việc chia tài sản chung vợ chồng có thể được giải quyết theo thỏa thuận của vợ, chồng hoặc do Tòa án quyết định. Hai vợ, chồng có thể yêu cầu phân chia tài sản ngay trong đơn ly hôn. Ngược lại, nếu trong đơn không đề cập đến vấn đề này thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung vợ chồng. Do đó, dù đã ly hôn, các bên có thể thỏa phân chia tài sản sau đó hoặc nếu có yêu cầu hoặc tranh chấp về tài sản chung thì một trong hai bên hoặc cả hai bên đều có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung hay nói cách khác có thể làm thủ tục ly hôn sau đó mới thực hiện việc chia tài sản tại bất cứ thời gian nào.

2. Trình tự, thủ tục chia tài sản sau khi ly hôn

2.1 Thỏa thuận phân chia tài sản sau ly hôn

Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản sẽ ưu tiên, căn cứ trên cơ sở thỏa thuận của các bên.

Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng và cho phép vợ chồng tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng. Luật không quy định về cách thức của thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn này.

2.2 Khởi kiện phân chia tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn

Nếu đã áp dụng nhiều phương thức thương lượng, hòa giải giữa hai vợ chồng mà tài sản chung của vợ chồng vẫn không phân chia được thì buộc 1 trong 2 bên phải khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để đề nghị Tòa án phân chia tài sản (phương án này là phương án cuối cùng khi đã thực hiện hòa giải nhiều lần).

*Khi thực hiện việc khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

-Đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn;

-Các tài liệu chứng cứ kèm theo:

-Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hoặc các giấy tờ tùy thân khác;

-Sổ hộ khẩu;

-Bản án hoặc quyết định của Tòa án về việc đã ly hôn;

-Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng;

*Thẩm quyền giải quyết chia tài sản sau ly hôn

Thẩm quyền của Tòa án giải quyết khởi kiện yêu cầu chia tài sản sau ly hôn được Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết (Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Trường hợp nếu tài sản có bất động sản thì việc chia tài sản sau khi ly hôn không có quan hệ tranh chấp hôn nhân và nuôi con chung nên thẩm quyền giải quyết là nơi có bất động sản tranh chấp.

*Thủ tục giải quyết chia tài sản sau ly hôn

-Nộp hồ sơ đã chuẩn bị đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết;

-Tòa án nơi nhận đơn sẽ tiến hành nhận đơn và thực hiện các thủ tục cần thiết để giải quyết vụ án;

-Tòa án xét xử sơ thẩm giải quyết vụ án

-Xét xử phúc thẩm (nếu có)

*Thời gian giải quyết

-Giải quyết chia tài sản chung sau ly hôn tại cấp sơ thẩm: khoảng từ 4 đến 6 tháng (nếu vụ án phức tạp thì có thể kéo dài hơn);

-Giải quyết ly hôn tại cấp phúc thẩm: khoản từ 3 đến 4 tháng (nếu có kháng cáo)

3. Thời hạn chia tài sản khi ly hôn

Hiện tại, pháp luật không có quy định bắt buộc phải đồng thời giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng với việc giải quyết ly hôn. Thậm chí, việc tự thỏa thuận chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn còn được khuyến khích qua việc quy định đương sự chỉ phải chịu án phí chia tài sản đối với phần tài sản có tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết.

Đối với những tài sản chung chưa phân chia thì họ vẫn là đồng chủ sở hữu mặc dù họ không cỏn là vợ chồng. Khi có yêu cầu tiếp tục chia tài sản chung sau khi đã ly hôn thì vụ án chia tài sản vẫn là vụ án hôn nhân và gia đình vì vẫn phải chia theo hướng dẫn pháp luật Luật Hôn nhân và gia đình.

Tài sản của vợ chồng trong vụ án ly hôn sẽ được chia theo yêu cầu của vợ hoặc chồng, nếu vợ/chồng không có yêu cầu thì Tòa án sẽ không giải quyết về vấn đề này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com