Mẫu Trang bổ sung về tài sản thế chấp (Mẫu 07/BSTS)

Mẫu trang bổ sung về tài sản thế chấp theo mẫu 07/BSTS được ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BTP quy định về việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Thông tư này hướng dẫn một số quy định về đăng ký, từ chối đăng ký, biểu mẫu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trình bày: Mẫu Trang bổ sung về tài sản thế chấp (Mẫu 07/BSTS).

Mẫu Trang bổ sung về tài sản thế chấp (Mẫu 07/BSTS)

1. Thế chấp tài sản là gì?

Thế chấp tài sản được quy định từ Điều 317 đến 327 của Bộ luật dân sự năm 2015. Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015 đã đưa ra khái niệm về thế chấp tài sản: Thế chấp tài sản việc một bên (sau đây gọi bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên thể thoả thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp

Khái niệm về thế chấp tài sản được pháp luật của nhiều nước trên thế giới ghi nhận. Theo quy định tại Điều 2114 Bộ luật dân sự Pháp thì thế chấp là một quyền tài sản đối với bất động sản được sử dụng đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ. Theo quy định của Điều 2118 Bộ luật dân sự Pháp thì tài sản thế chấp bị hạn chế chỉ bao gồm:

– Bất động sản được sử dụng vào hoạt động thương mại và những vật phụ của bất động sản được coi như bất động sản.

– Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức đối với những bất động sản nói trên và những vật phụ của bất động sản trong thời gian có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức .

Trong khi đó, Điều 715 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định: Hợp đồng thế chấp là hợp đồng qua đó một người gọi là người thế chấp nhượng một tài sản cho một người khác, gọi là người nhận thế chấp như một bảo đảm để thi hành một nghĩa vụ, nhưng không giao tài sản đó cho người thế chấp. Người nhận thế chấp có quyền được trả tiền đối với tài sản thế chấp ưu tiên trước những chủ nợ thường, bất luận là quyền sở hữu đối với tài sản đó đã được chuyển nhượng cho người thứ ba hay chưa. Theo quy định của Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan thì tài sản thế chấp bao gồm cả động sản và bất động sản .

Ở Việt Nam, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và không chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Đối tượng thế chấp tài sản được mở rộng bao gồm động sản và bất động sản mà không giới hạn như quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, tài sản thế chấp chỉ là bất động sản.

2. Trang bổ sung về tài sản thế chấp là gì?

Trang bổ sung về tài sản thế chấp là mẫu dùng để kê khai rõ: bổ sung cho điểm nào, nội dung nào của phiếu yêu cầu đăng ký. Khi cần kê khai thêm về tài sản thế chấp mà không còn chỗ ghi tại mẫu số 01/ĐKTC thì ghi tiếp vào mẫu số 07/BSTS. Mời các bạn cân nhắc.

3. Mẫu trang bổ sung về tài sản thế chấp là gì?

Mẫu trang bổ sung về tài sản thế chấp theo mẫu 07/BSTS được ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BTP quy định về việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Thông tư này hướng dẫn một số quy định về đăng ký, từ chối đăng ký, biểu mẫu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Tài sản thế chấp gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong hồ sơ đăng ký thế chấp theo hướng dẫn tại Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm (sau đây gọi là Nghị định số 102/2017/NĐ-CP) và Thông tư này gồm Giấy chng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo hướng dẫn của Luật đất đai năm 2013 và các loại giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật đất đai năm 2013 (sau đây gọi là Giấy chứng nhận); Tài sản gn liền với đất gồm nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở; nhà ở riêng lẻ theo hướng dẫn của Luật nhà ở; công trình xây dựng khác theo hướng dẫn của pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan; cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng; Tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai gồm:

a) Nhà ở, công trình xây dựng đang trong quá trình đầu tư xây dựng, chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng gồm: Nhà ở, công trình xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở riêng lẻ theo hướng dẫn của Luật nhà ở; công trình xây dng khác theo hướng dẫn của pháp luật về đầu tư, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan;

b) Rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng bên thế chấp xác lập quyền sở hữu sau thời gian xác lập hợp đồng thế chấp.

4. Mẫu Trang bổ sung về tài sản thế chấp (Mẫu 07/BSTS)

Mẫu số 07/BSTS

TRANG BỔ SUNG VỀ TÀI SẢN THẾ CHẤP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 07 ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tư pháp)

 

Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi về Mẫu Trang bổ sung về tài sản thế chấp (Mẫu 07/BSTS). Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com