Phí công thế chấp tài sản là bao nhiêu? [Cập nhật 2023]

Khi thế chấp tài sản, liên quan tới giao dịch dân sự nên việc lập hợp đồng là một trong những yêu cầu bắt buộc. Qua đó có thể phát sinh chi phí liên quan đến thế chấp tài sản. Do đó để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây Công ty Luật LVN Group về Phí công thế chấp tài sản là bao nhiêu? [Cập nhật 2023]

1. Thế chấp tài sản là gì?

Theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:

“Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

2. Hợp đồng thế chấp tài sản là gì?

Hợp đồng thế chấp tài sản là một dạng hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ tài sản. Thông thường, hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết giữa cá nhân, tổ chức với ngân hàng.

Theo đó, để đảm bảo người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, ngân hàng và người vay thường ký hợp đồng thế chấp. Trong đó, người vay dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong khoảng thời gian nhất định.

3. Quy định về phí thế chấp tài sản

Căn cứ vào Điều 66 Luật công chứng 2014 quy định:

1. Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng.

Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.

2. Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật.

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí công chứng:

1. Mức thu phí công chứng quy định tại Thông tư này được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định tại Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo hướng dẫn của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:

a) Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:
a1) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.

Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản: Tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay.

Phí công chứng hợp đồng, giao dịch xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng giao dịch, cụ thể:

a) Mức thu phí đối với các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:

Biểu phí công chứng hợp đồng thế chấp: tùy thuộc vào giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch mức thu phí công chứng, cụ thể:

Cách tính phí công chứng hợp đồng thế chấp

Phí công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch được ấn định theo từng trường hợp như sau:

 

 

4. Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp tài sản

Không phải mọi hợp đồng thế chấp tài sản đều phải công chứng ngoại trừ tài sản là bất động sản, nhà ở. Nhưng nếu các bên thoả thuận công chứng thì hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục này như sau:

Cơ quan thực hiện

Tổ chức hành nghề công chứng gồm Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng.

Chuẩn bị hồ sơ

– Phiếu yêu cầu công chứng có ghi rõ yêu cầu, thông tin của người yêu cầu công chứng hợp đồng thế chấp tài sản.

– Dự thảo hợp đồng thế chấp tài sản.

– Giấy tờ tuỳ thân của bên thế chấp và ngân hàng (bản sao): Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân…

– Giấy tờ về tài sản: Sổ đỏ, Đăng ký xe… (bản sao).

– Giấy tờ khác (nếu có).

Thời gian giải quyết

Cũng như các loại hợp đồng khác, khi công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, thời gian xử lý, giải quyết là không quá 02 ngày công tác, nếu phức tạp thì kéo dài không quá 10 ngày công tác.

Phí, lệ phí cần nộp

Khi công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, người thế chấp phải chịu phí công chứng được tính theo giá trị của tài sản và thù lao công chứng do tổ chức hành nghề công chứng quy định nhưng không cao hơn mức trần của Hội đồng nhân dân tỉnh đưa ra.

 

Trên đây là tất cả thông tin về Phí công thế chấp tài sản là bao nhiêu? [Cập nhật 2023]mà Công ty Luật LVN Group cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật LVN Group để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com