Phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo mẫu số 04/XDK ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BTP quy định về việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Thông tư này hướng dẫn một số quy định về đăng ký, từ chối đăng ký, biểu mẫu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trình bày: Phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo mẫu 04/XTC
Phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo mẫu 04/XTC
1. Thế chấp tài sản là gì?
Thế chấp tài sản được quy định từ Điều 317 đến 327 của Bộ luật dân sự năm 2015. Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015 đã đưa ra khái niệm về thế chấp tài sản: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thoả thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp”.
Khái niệm về thế chấp tài sản được pháp luật của nhiều nước trên thế giới ghi nhận. Theo quy định tại Điều 2114 Bộ luật dân sự Pháp thì thế chấp là một quyền tài sản đối với bất động sản được sử dụng đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ. Theo quy định của Điều 2118 Bộ luật dân sự Pháp thì tài sản thế chấp bị hạn chế chỉ bao gồm:
– Bất động sản được sử dụng vào hoạt động thương mại và những vật phụ của bất động sản được coi như bất động sản.
– Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức đối với những bất động sản nói trên và những vật phụ của bất động sản trong thời gian có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức .
Trong khi đó, Điều 715 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định: Hợp đồng thế chấp là hợp đồng qua đó một người gọi là người thế chấp nhượng một tài sản cho một người khác, gọi là người nhận thế chấp như một bảo đảm để thi hành một nghĩa vụ, nhưng không giao tài sản đó cho người thế chấp. Người nhận thế chấp có quyền được trả tiền đối với tài sản thế chấp ưu tiên trước những chủ nợ thường, bất luận là quyền sở hữu đối với tài sản đó đã được chuyển nhượng cho người thứ ba hay chưa. Theo quy định của Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan thì tài sản thế chấp bao gồm cả động sản và bất động sản .
Ở Việt Nam, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và không chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Đối tượng thế chấp tài sản được mở rộng bao gồm động sản và bất động sản mà không giới hạn như quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, tài sản thế chấp chỉ là bất động sản.
2. Xoá đăng ký thế chấp là gì?
Xoá đăng ký thế chấp hay giải chấp ngân hàng được hiểu đó là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản đang ở ngân hàng.
Một tài sản được giải chấp khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ (đã thanh lý tất toán hợp đồng vay vốn). Vì vậy việc giải chấp ngân hàng là điều bắt buộc đối với người vay khi đến hạn trả nợ gốc tại ngân hàng.
Người vay phải trả nợ, thanh toán đúng hạn với Ngân Hàng. Việc thanh toán không đúng thời hạn sẽ bị chuyển thành nợ xấu và ảnh hưởng đến uy tín về tín dụng của người vay sau.
3. Phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo mẫu 04/XTC
Mẫu số 04/XĐK