Công an nhân dân là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng như các tổ chức khác, trong lực lượng công an cũng có thành lập chi bộ Đảng. Vậy Quy chế công tác của chi bộ trong công an được xây dựng thế nào? Bạn hãy cùng LVN Group nghiên cứu thông qua nội dung trình bày dưới đây !.
Quy chế công tác của chi bộ trong công an [Mới nhất 2023]
1/ Công an nhân dân là gì?
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Lực lượng công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an và được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
2/ Chi bộ Đảng là gì?
Chi bộ cơ sở là một trong những nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Chi bộ cơ sở cùng với Đảng bộ cơ sở là tổ chức cơ sở Đảng.
Căn cứ Khoản 2 Điều 24 Điều lệ Đảng, chi bộ có nhiệm vụ:
– Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị;
– Giáo dục, quản lý và phân công công tác cho Đảng viên;
– Làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển Đảng viên;
– Kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật Đảng viên;
– Thu, nộp Đảng phí.
– Chi bộ, chi uỷ họp thường lệ mỗi tháng một lần
Theo Điều 1 Quy định 98-QĐ/TW, chi bộ cơ sở có chức năng:
– Là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của đơn vị.
– Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức và người lao động.
– Xây dựng Đảng bộ, chi bộ và đơn vị vững mạnh.
Đồng thời, khoản 1 Điều 36 Điều lệ Đảng còn quy định thẩm quyền quyết định khiển trách, cảnh cáo Đảng viên vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt Đảng, thực hiện nhiệm vụ Đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao) thuộc về chi bộ.
3/ Quy chế công tác của chi bộ trong công an
Nội dung quy chế công tác của chi bộ công an thường quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của tập thể cấp ủy và từng cấp ủy viên cũng như quan hệ của cấp ủy với cấp ủy đảng các cấp, đoàn thể, chính quyền… Những quy định trong quy chế buộc tất cả các thành viên trong cấp ủy, chi bộ phải tuân thủ, chấp hành, thực hiện triệt để, giúp việc lãnh đạo, chỉ đạo được tập trung, thống nhất và toàn diện. Theo đó, khi xây dựng Quy chế công tác của chi bộ trong công an thì cần chú ý những vấn đề cơ bản sau:
– Trong quá trình xây dựng và thực hiện quy chế công tác, mỗi cấp ủy phải nhận thức đúng, trọn vẹn các nguyên tắc sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể cấp uỷ và của các đồng chí ủy viên; phân định chức năng lãnh đạo của Đảng với quản lý điều hành của đơn vị từ đó mới nâng cao được năng lực, vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường sự đoàn kết thống nhất nội bộ.
– Phát huy vai trò của bộ phận trực tiếp tham mưu và trách nhiệm của các đồng chí cấp ủy viên trong việc nghiên cứu, góp ý, tham gia xây dựng quy chế công tác nhất là trên các lĩnh vực được phân công phụ trách, tránh tình trạng khoán trắng cho bộ phận tham mưu và đồng chí Bí thư cấp ủy; phải cụ thể hoá nội dung các quy định của Ban Chấp hành Trung ương đối với từng loại hình tổ chức đảng trong CAND gắn với chức năng nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, chú ý, không sao chép một cách máy móc nội dung quy chế của cấp ủy cấp trên.
– Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi cấp ủy viên phải nêu cao ý thức trách nhiệm, vai trò tiền phong, gương mẫu, chấp hành nghiêm các quy định trong quy chế công tác, nhất là các đồng chí bí thư, phó bí thư, cấp ủy viên, trong quá trình giải quyết công việc phải luôn có sự phối hợp chặt chẽ, vận dụng, xử lý linh hoạt các mối quan hệ, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.
– Trong quá trình thực hiện quy chế công tác, bộ phận tham mưu cần thường xuyên giúp cấp ủy rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế công tác cho phù hợp với tình hình thực tiễn và quy định mới ban hành; khi thấy cấp uỷ giải quyết công việc chưa đúng với quy chế công tác, cần phải kịp thời góp ý, tham mưu, giúp cấp ủy chấn chỉnh, sửa chữa, không để dẫn đến vi phạm; các đồng chí trong cấp uỷ cần phải biết tiếp thu, chọn lọc và xử lý tốt các thông tin để có quyết định chính xác, đúng đắn.
– Cấp ủy các cấp cần thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện quy chế công tác của cấp mình và tiến hành kiểm tra, giám sát việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế công tác của cấp ủy cấp dưới để làm rõ những ưu điểm, kịp thời uốn nắn hạn chế, thiết sót, những việc làm vi phạm quy chế, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.
Bài viết trên là những nội dung liên quan đến Quy chế công tác của chi bộ trong công an [Mới nhất 2023] mà Công ty luật LVN Group muốn đề cập đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu, nếu có câu hỏi pháp lý liên quan thì hãy liên hệ ngay với Luật LVN Group qua website: lvngroup.vn để được trả lời !.