Quy định pháp luật về hợp đồng vay cá nhân (Cập nhật 2023)

Trong những năm gần đây, nhu cầu vay vốn luôn là một trong những mối quan tâm phố biến nhất của hầu hết chủ thể trong xã hội. Với nhiều mục đích khác nhau như là để thực hiện hoạt động kinh doanh hay để phục vụ cho nhu cầu của đời sống, người dân có thể tiến hành vay vốn. Tuy vào từng trường hợp, nhu cầu và điều kiện mà việc vay vốn có thể là dễ hay khó. Bài viết dưới đây gửi tới cho quý bạn đọc thông tin về Quy định pháp luật về hợp đồng vay cá nhân.

Quy định pháp luật về hợp đồng vay cá nhân (Cập nhật 2023)

1. Hợp đồng vay cá nhân là gì?

Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, theo đó, hợp đồng vay tiền chính là một dạng hợp đồng vay tài sản.

Vì vậy, có thể định nghĩa về hợp đồng vay cá nhân là: sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vay là cá nhân và còn bên cho vay có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Bên cho vay giao tiền cho bên vay; khi đến hạn bên vay phải trả tiền và trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Quy định về lãi suất trong hợp đồng vay cá nhân

Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản như sau:

“Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. 

Căn cứ tình hình thực tiễn và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% của mức lãi suất 20%/năm tại thời gian trả nợ.”

3. Lãi suất trong hợp đồng vay cá nhân không có lãi nhưng khi đến hạn không trả

Theo khoản 4 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay trong trường hợp vay không có lãi nhưng khi đến hạn thì cá nhân vay lại không trả như sau:

“Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không trọn vẹn thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất bằng 50% của mức lãi suất 20%/năm tại thời gian trả nợ trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, 

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

4. Lãi suất trong hợp đồng vay cá nhân có lãi nhưng khi đến hạn không trả

Theo khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay trong trường hợp vay có lãi nhưng khi đến hạn thì cá nhân vay lại không trả như sau:

“Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất bằng 50% của mức lãi suất 20%/năm tại thời gian trả nợ;

Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

5. Quy định về thực hiện hợp đồng vay cá nhân không kỳ hạn

Theo Điều 469 Bộ luật Dân sự 2015 thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn như sau:

Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay là cá nhân cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay là cá nhân một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời gian nhận lại tài sản,

Còn bên vay là cá nhân cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời gian trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

5.2. Quy định về thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn

Theo Điều 470 Bộ luật Dân sự 2015 thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn như sau:

  • Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
  • Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trên đây là nội dung về Quy định pháp luật về hợp đồng vay cá nhânMong rằng nội dung trình bày này sẽ gửi tới cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu có câu hỏi hay cần tư vấn, vui lòng liên hệ với công ty luật LVN Group để chúng tôi có thể trả lời cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com