Việc dán nhãn năng lượng sẽ yêu cầu kiểm tra hiệu suất năng lượng của thiết bị, do đó nó sẽ giúp lọc các hạng mục có hiệu suất năng lượng thấp, tránh lãng phí điện và tiết kiệm tiền cho việc bảo vệ an ninh năng lượng quốc gia. Vậy quy trình đăng ký dán nhãn năng lượng bóng đèn thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trình bày: Quy trình đăng ký dán nhãn năng lượng bóng đèn
Quy trình đăng ký dán nhãn năng lượng bóng đèn
1. Nhãn năng lượng là gì?
Nhãn năng lượng là 1 con tem được dán trên thiết bị điện để gửi tới các thông tin chỉ số và khả năng tiết kiệm điện, giúp người dùng có thể lựa chọn được sản phẩm chất lượng, hiệu suất năng lượng cao, tốn ít điện năng.
Theo Điều 15 Nghị định 21/2011/NĐ-CP, có 2 loại nhãn năng lượng:
– Nhãn năng lượng xác nhận
– Nhãn năng lượng so sánh
Theo khoản 7, khoản 8 Điều 3 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 quy định như sau:
Nhãn năng lượng là nhãn gửi tới thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm.
2. Danh sách hàng hoá phải dán nhãn năng lượng
Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm.
Việc dán nhãn năng lượng không phải là bắt buộc với tất cả các thiết bị điện mà chỉ đối với các hàng hóa trong danh sách sau theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg:
Các phương tiện, thiết bị không thuộc danh mục bắt buộc dán nhãn năng lượng thì được khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện.
4. Quy trình đăng ký dán nhãn năng lượng bóng đèn
4.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật cho bóng đèn khi dán nhãn năng lượng?
– Công suất: Giá trị trung bình đo được không được vượt quá 108 % giá trị danh định. Giá trị đo được của tất cả các mẫu không được lớn hơn 115 % nhưng không nhỏ hơn 85 % giá trị danh định.
– Quang thông đèn: Giá trị trung bình đo được không được nhỏ hơn 90 % giá trị danh định, và giá trị đo được của tất cả các mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 85 % giá trị danh định.
– Tuổi thọ tối thiểu là: 12.000h
– Yêu cầu về an toàn
Các sản phẩm tham gia chương trình dán nhãn năng lượng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo hướng dẫn hiện hành:
– Hiệu suất năng lượng
+ Hiệu suất năng lượng được tính bằng tỷ số giữa quang thông ban đầu đo được và công suất ban đầu đo được.
+ Đối với các bóng đèn LED có balát lắp liền có đầu đèn E27 và B22 và bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13, mức hiệu suất năng lượng không được thấp hơn mức quy định trong Bảng 1 và Bảng 2
Bảng 1 Giá trị hiệu suất sáng đối với bóng đèn LED có balát lắp liền
Bảng 2. Giá trị hiệu suất sáng đối với bóng đèn LED hai đầu
4.2. Các thông tin bắt buộc phải có về thông tin sản phẩm:
Theo Mục 7, Chương II, Quyết định số 4889/QĐ-BCT, tất cả các sản phẩm đèn chiếu sáng LED đăng ký tham gia chương trình dán nhãn năng lượng, trên bao bì sản phẩm Đèn LED bắt buộc phải thể hiện 14 thông tin sau đây: Hãng sản xuất; Model; Xuất xứ; Công suất (W); Điện áp (V); Tần số (Hz); Quang thông (lm); Các chỉ số CCT, CRI (áp dụng đối với môđun, bóng đèn LED phát ra ánh sáng trắng); Nhiệt độ màu (°K); Tuổi thọ: tính theo giờ (h); Hiệu suất năng lượng (lm/W); Hệ số công suất; Điện năng tiêu thụ sau 1000 giờ: (kWh); Thời gian bảo hành: (năm).
4.3. Khi nào bắt buộc phải thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng cho bóng đèn?
Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ. —-> Vì vậy, Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho đèn Led áp dụng bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2020
4.4. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký dán năng lượng cho bóng đèn:
Bước 1: Thực hiện Thử nghiệm hiệu suất năng lượng cho bóng đèn Led tại các Trung tâm kiểm nghiệm đã được cấp phép bởi Bộ Công thương.
– Thủ tục này được thực hiện nhằm mục đích xem sản phẩm bóng đèn đem đi thử nghiệm có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng theo các thông số theo yêu cầu không nếu không đáp ứng được các thông số đó thì phải thực hiện thử nghiệm hiệu suất lại cho sản phẩm đó cho đến khi đạt được kết quả như tiêu chuẩn cong không sẽ không thể thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng cho đèn Led được.
– Thực hiện thủ tục thử nghiệm hiệu suất năng lượng tại các trung tâm thử nghiệm hiệu suất có đủ năng lực và điều kiện
—-> Kết quả cùa thủ tục này là bảng kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng —> Là căn cứ để thực hiện thủ tục xin công văn dán nhãn năng lượng tại Bước 2
Bước 2: Thực hiện thủ tục xin công văn xác nhận của Bộ Công thương dán nhãn năng lượng cho đèn Led ( Đăng ký dán nhãn năng lượng cho đèn Led)
Bước 3: Thực hiện thủ tục gắn nhãn năng lượng cho đèn Led —> Vì vậy sau bước này là có thể đưa sản phẩm ra thị trường rồi các quý vị !.
4.5. Hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho bóng đèn:
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị đươc quy định tại Thông tư 36/2016/TT-BCT bao gồm:
– Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng
– Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
– Mẫu nhãn năng lượng dự kiến
– Tem nhãn của sản phẩm
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Công văn gửi Bộ Công thương
4.6. Thẩm quyền, Thời gian dán nhãn năng lượng cho bóng đèn:
Thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho đèn led —-> Bộ Công Thương
Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho bóng đèn led —-> 03-05 ngày công tác kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ