Quy trình phòng chống bạo hành trẻ em [Chi tiết 2023]

Trẻ em là tương lai của đất nước, nhưng bên cạnh đó cũng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Pháp luật dành sự ưu tiên cao nhất đối với đối tượng này, do đó, mọi hành vi có ý làm tổn hại đến thân thể, tinh thần, danh dự và nhân phẩm của trẻ em đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.

Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, tình trạng bạo hành trẻ em diễn ra với tần suất ngày càng lớn, và số lượng vụ bạo hành đáng báo động trên phạm vi quốc gia. Vậy hiểu thế nào cho đúng và trọn vẹn về quy trình phòng chống bạo hành trẻ em để cả nước cùng chung tay đẩy lùi thực trạng trên.

Quy trình phòng chống bạo hành trẻ em

1. Biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

Xây dựng môi trườnggiáodục an toàn, lànhmạnh, thân thiện.

  • Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm hoạ, thiên tai.
  • Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hoá trong cơ sở giáo dục
  • Thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các cách thức khác để tiếp nhận, xử lí các thông tin của trẻ; bảo mật cho người gửi tới thông tin.
  • Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục kĩ năng sống phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lí, tâm lí của trẻ.
  • Thực hiện công tác y tế trường học, công tác tư vấn, công tác trợ giúp trẻ.
  • Thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình trẻ và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ.

Tổchứccáchoạtđộngphòng, chốngbạohành

  • Bồi dưỡng kiến thức cho CBQL, GV mầm non, chuyên viên, cha mẹ trẻ
  • Tập huấn kĩ năng phòng chống bạo hành cho GV mầm non (Kĩ năng quản lí cảm xúc; Kĩ năng quản lí thời gian; Sử dụng kỉ luật tích cực trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non…)
  • Công khai kế hoạch phòng, chống bạo hành và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo hành.
  • Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lí thông tin liên quan đến bạo hành.
  • Giáo dục trẻ mầm non kĩ năng phòng chống bạo hành

Lưu ý:

Giáo dục trẻ mầm non kỹ năng phòng, chống bạo hành cần phải được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi tình huống (ở gia đình, ở cơ sở giáo dục mầm non, nơi công cộng…)

Giáo dục trẻ mầm non kỹ năng phòng, chống bạo hành cần phối hợp đa dạng các phương pháp (giảng giải, đàm thoại, trực quan, trò chơi, tình huống, đóng kịch); phương tiện (máy tính, máy chiếu, truyện, tranh/ảnh; cách thức tổ chức:

  + Tổ chức giờ học giáo dục trẻ mầm non kỹ năng phòng, chống bạo hành

+ Tích hợp trong các hoạt động học khác (khám phá MTXQ, làm quen văn học…)

  + Tích hợp trong tất cả các hoạt động ở trường MN (đón/trả trẻ; trò chuyện sáng; hoạt động ngoài trời; hoạt động vui chơi trong góc; giờ ăn; ngủ; vệ sinh)

Giáo viên cần thể hiện bằng lời nói (dịu dàng, khích lệ/động viên trẻ); hành động nhẹ nhàng để trẻ cảm nhận được sự an toàn, yêu thương, có như vậy trẻ mới thoải mái, cởi mở chia sẻ và tích cực tham gia các hoạt động.

Phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục trẻ.

2. Hướng dẫn quy trình phòng, chống bạo hành trẻ em vào hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ

2.1. Nguyên tắc giáo dục phòng, chống bạo hành trong các cơ sở giáo dục mầm non

Lựa chọn nội dung giáo dục là những vấn đề trẻ có nguy cơ đối mặt, phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ.

Phương pháp hướng dẫn phù hợp với khả năng nhận thức và kĩ năng thực hiện của trẻ. Chú trọng tới việc hình thành kĩ năng để trẻ có thể vận dụng trong thực tiễn. Giáo dục được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong các tình huống thực tiễn hằng ngày.

Giáo dục dựa trên sự yêu thương, tôn trọng, tin tưởng giữa các thành viên trong môi trường giáo dục. Đảm bảo tính hài hoà, không gây hoang mang, căng thẳng cho trẻ. Không tạo ra những định kiến trong nhận thức của trẻ.

Giáo dục phòng chống bạo hành cho trẻ dựa trên sự phối hợp cùng tham gia của gia đình và cộng đồng với cơ sở giáo dục.

2.2. Bạohànhvềthểchất

– Đánh trẻ: người khác đánh trẻ bằng tay, chân hoặc có sử dụng các dụng cụ khác để đánh vào cơ thể trẻ gây cho trẻ cảm giác đau đớn.

– Bắt trẻ thực hiện một tư thế nào đó khiến trẻ khó chịu, đau đớn hoặc chỉ đơn giản là trẻ không thích: ví dụ bắt quỳ, bắt đứng yên, bắt úp mặt vào tường,…

– Ép trẻ ăn, uống không phù hợp với nhu cầu cơ thể trẻ (về lượng, về chất) hoặc sử dụng cách thô bạo để ép trẻ ăn, uống.

– Cấm trẻ đi vệ sinh.

– Không cho trẻ ăn, uống khi trẻ đói, khát.

– Không cho trẻ ngủ / nghỉ ngơi khi trẻ mệt.

2.3. Bạohànhvềtinh thần

– Mắng chửi, chế giễu, trêu chọc trẻ.

– Chê bai trẻ: về ngoại hình, về khả năng,…

– Nói rằng trẻ bị ra rìa, trẻ không được yêu thương.

– Không cho trẻ tham gia các hoạt động cùng với các bạn trong lớp.

– Đe doạ trẻ.

– Đổ oan lỗi cho trẻ.

– Kể với trẻ những chuyện không phù hợp khiến trẻ hoang mang, lo sợ.

– Nói với trẻ những lời tục tĩu, những chuyện xấu, không phù hợp với độ tuổi của trẻ.

– Để trẻ phải chứng kiến cảnh cãi vã, bạo lực.

2.4. Lạmdụng, xâm hạitìnhdục

– Nhìn, chạm, sờ vào vùng riêng tư (vùng mặc đồ bơi / đồ lót) của trẻ (trừ trường hợp cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ tắm, rửa vệ sinh cho trẻ; bác sĩ khám bệnh khi có cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ ở cùng với trẻ).

– Bắt trẻ nhìn, chạm, sờ vào vùng riêng tư (vùng mặc đồ bơi / đồ lót) của người khác.

– Cho trẻ xem tranh ảnh, phim khiêu dâm.

– Yêu cầu trẻ cởi hết quần áo để xem hoặc quay phim, chụp ảnh.

– Bình phẩm, cười cợt, chỉ trỏ vùng riêng tư (vùng mặc đồ bơi / đồ lót) của trẻ.

– Kể cho trẻ nghe những chuyện khiêu dâm hay nói, bình phẩm về vùng riêng tư (vùng mặc đồ bơi / đồ lót) của người khác.

– Bắt các trẻ nhìn, chạm, sờ vào vùng riêng tư (vùng mặc đồ bơi / đồ lót) của nhau để xem hoặc quay phim, chụp ảnh.

3. Hướngdẫntrẻcáchphảnứng an toàn

– Xác định tình huống có vấn đề bạo hành và mức độ (có nguy cơ/đã xảy ra hành vi bạo lực).

– Phản ứng để giữ an toàn:

+ Khi thấy có nguy cơ bị bạo hành, phải tìm cách tránh khỏi nơi nguy hiểm.

+ Nếu không thể ra khỏi nơi có nguy cơ bị bạo lực thì tìm cách đánh lạc hướng, tạo ra sự chú ý đến vấn đề khác bằng âm thanh hoặc hành động, nét mặt.

+ Kể cho người lớn mà trẻ tin cậy về sự việc.

4. Hướngdẫntrẻtựbảovệbản thân phòng, chống xâm hại

– Giúp trẻ hiểu về bản thân và nhận biết được các biểu hiện cảm xúc.

– Dạy trẻ tự phòng vệ thông qua hiểu các hành vi bị coi là bạo lực, xâm hại và các quy tắc, kĩ năng tự bảo vệ khi bị bạo hành, xâm hại.

– Giáo dục giới tính cho trẻ: Trẻ biết được giới tính của mình và hiểu được quy tắc “đồ bơi/đồ lót”, quy tắc “5 ngón tay”, quy tắc “4 vòng tròn”,…

– Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng an toàn khi chơi; kĩ năng xử lí khi đi lạc; biết gọi các số điện thoại trong trường hợp khẩn cấp: 111 – tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em; 113 – tổng đài nhận tin báo về an ninh, trật tự; 114 – tổng đài nhận tin báo về cháy, cứu hộ cứu nạn; 115 – tổng đài nhận tin báo cấp cứu y tế.

Vì vậy nội dung trên, LVN Group đã chia sẻ đến quý bạn đọc quy trình phòng chống bạo hành trẻ em cũng như những thông tin liên quan để hướng dẫn trẻ tự phòng vệ bản thân. Hy vọng nội dung trình bày trên sẽ hữu ích với quý bạn đọc trong cuộc sống. Hãy cùng theo dõi những nội dung trình bày tiếp theo của LVN Group !!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com