Răng bị sâu có đi nghĩa vụ quân sự được không? [Mới 2023] - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Răng bị sâu có đi nghĩa vụ quân sự được không? [Mới 2023]

Răng bị sâu có đi nghĩa vụ quân sự được không? [Mới 2023]

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến việc bị sâu răng có được miễn nghĩa vụ quân sự được không? Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Răng bị sâu có đi nghĩa vụ quân sự được không? [Mới 2023]

1. Danh mục bệnh về răng khi khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự

(Tiểu mục 2 Mục 2 Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP)

2. Quy định khám răng khi đi nghĩa vụ quân sự 2023

Căn cứ Tiểu mục 3 Mục 4 Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về việc khám răng như sau:

2.1. Đối với bệnh răng sâu

Quy định ký hiệu sâu răng bằng chữ “S”.

– S1: sâu răng Độ 1 (sâu men);

– S2: sâu răng Độ 2 (sâu ngà nông);

– S3: sâu răng Độ 3 (sâu ngà sâu).

Ví dụ: Răng 46 bị sâu độ 3 thì ghi là: R46S3

2.2. Đối với bệnh mất răng

*Quy định về ký hiệu răng

Mỗi răng đều có ký hiệu bằng hai chữ số:

– Chữ số đầu là ký hiệu của phần tư hàm của đối t­­­ượng:

+ Những răng hàm trên bên phải có ký hiệu số 1.

+ Những răng hàm trên bên trái có ký hiệu số 2.

+ Những răng hàm d­­­ưới bên trái có ký hiệu số 3.

+ Những răng hàm d­­­ưới bên phải có ký hiệu số 4.

– Chữ số thứ hai ký hiệu của từng răng:

+ Răng cửa giữa: Số 1

+ Răng khôn trong cùng: Số 8

Ví dụ:

+ Răng nanh hàm trên trái ký hiệu 23

+ Răng hàm số 5 d­­ưới phải ký hiệu 45

– Răng hàm có:

+ Răng hàm nhỏ (răng cối nhỏ): gồm răng số 4 và 5;

+ Răng hàm lớn (răng cối lớn): gồm răng số 6, 7 và 8 (răng khôn).

*Cách tính sức nhai

– Răng bị viêm tủy hoặc tủy bị hoại tử chỉ coi như là mất sức nhai tạm thời.

– Răng bị lung lay đến mức độ không điều trị đ­­­ược cần phải nhổ; hoặc mất hết thân răng còn chân thì coi nh­­­ư mất răng.

– Nếu mất 1 răng thì coi nh­­­ư mất cả răng cùng số đối diện với mặt nhai.

Ví dụ: Mất răng 16 thì coi như­­­ mất cả răng 46 và tính mất 10% sức nhai.

– Nếu mất 4 răng khôn hàm trên và d­­­ưới thì không tính là mất sức nhai (vì có nhiều người không có răng khôn).

Cách tính sức nhai:

Răng giả: Mất răng đã làm răng giả tốt đ­­­ược tính 50% sức nhai của răng.

2.3. Đối với bệnh viêm lợi và viêm quanh răng

Phân biệt giữa viêm lợi và viêm quanh răng:

2.4. Đối với bệnh viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống răng

Viêm quanh cuống răng khác viêm quanh răng là viêm dây chằng quanh răng, tiêu xư­­­ơng ổ răng, viêm lợi.

– Viêm cuống răng: Là viêm vùng tận cùng của răng nơi các mạch máu và thần kinh đi vào nuôi d­­­ưỡng răng (thư­­­ờng do tủy hoại tử) đau ê ẩm, răng có cảm giác trồi lên, gõ dọc đau, hai hàm chạm vào đau, lợi vùng cuống hơi nề. Viêm cuống răng cấp: đau khu trú lợi hoặc má tương ứng răng viêm sưng nề.

– Viêm tủy răng: Răng tự nhiên đau, đau nhiều về đêm, đau lan tỏa, đau dữ dội thành từng cơn tùy thuộc vào viêm tủy chớm phát hay viêm tủy cấp, gõ ngang đau hơn dọc.

Quy định ký hiệu viêm tủy răng bằng chữ “T”, cách ghi tương tự như chú dẫn mục răng sâu.

– Viêm tủy hoại tử: Răng không đau, thư­ờng răng đổi màu xám hoặc vàng đục.

2.5. Đối với bệnh viêm tuyến mang tai

Biểu hiện sưng ở vùng tuyến mang tai. Nếu chưa ổn định, khi khám, nắn vào vùng tuyến mang tai sẽ thấy chảy mủ ra ở ống Sténon.

Số 28: Khớp cắn bình thường: Người được khám ngậm miệng ở tư thế tĩnh, nuốt nước bọt, hai hàm răng khít lại, không bị hở, không di lệch sang phải hoặc trái. Khớp cắn di lệch là khi ở tư thế trên mà hai hàm bị hở hoặc lệch sang một bên.

3. Tiêu chuẩn sức khỏe khi đi nghĩa vụ quân sự 2023

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe như sau:

– Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

– Đối với các đơn vị, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP , thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

– Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

4. Bị sâu răng có được miễn nghĩa vụ quân sự không?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP thì:

Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Và căn cứ theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP về phân loại sức khỏe có quy định:

Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

– Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

– Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

– Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

– Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

– Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

– Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Áp dụng đối với trường hợp của bạn, theo Phụ lục mà Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ban hành:

– Căn cứ theo Mục I Phụ lục I Thông tư liên tịch có quy định : Nam có chiều cao 1m57 – 1m59 và cân nặng từ 43 – 46 kg thuộc sức khỏe loại 3;

– Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục II Phụ lục I Thông tư liên tịch có quy định: Có ≤ 3 răng sâu độ 3 thì thuộc sức khỏe loại 2.

Vì vậy trường hợp của bạn nếu chỉ xét trên 2 tiêu chí bạn gửi tới thì chỉ có 1 chỉ tiêu bị điểm 3, vẫn thuộc diện đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự.

Tuy nhiên để biết chắc chắn mình có thuộc đối tượng được tuyển đi nghĩa vụ quân sự được không thì bạn cần tham gia khám nghĩa vụ quân sự một cách tổng quát trong đợt tuyển quân hàng năm ở địa phương bởi còn rất nhiều tiêu chí khác về sức khỏe, đạo đức chính trị cần được đánh giá một cách cụ thể và kỹ càng trước khi đưa ra kết luận.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bị sâu răng có được miễn nghĩa vụ quân sự được không? Nếu có vướng mắc liên quan bạn đọc vui lòng liên hệ để được hỗ trợ nhanh chóng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com