Thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại thông báo tai nạn giao thông

Hành vi lừa đảo ngày càng tinh vi và phạm vi, phương tiện thực hiện ngày càng được mở rộng. Vì thế, nội dung trình bày dưới đây chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc về vấn đề nhận diện lừa đảo điện thoại tai nạn giao thông. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại thông báo tai nạn giao thông

1. Nhận diện lừa đảo qua điện thoại tai nạn giao thông

Đa số các cuộc gọi lừa đảo này có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:

– Sử dụng các số điện thoại “không chính thức”

Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng các số điện thoại di động hoặc số máy bàn nhưng những số máy này không phải là số điện thoại chính thức hoặc đường dây nóng của Cảnh sát giao thông. Ví dụ: Các số điện thoại di động cá nhân: +849xxxxxxxx; +843xxxxxxx; … và nhiều số máy lạ khác như các số máy bàn có đầu số +252, +247, +224, các số có mã vùng nước ngoài,…

– Nội dung chung chung, đề nghị nạn nhân gửi tới thông tin:

“Sở giao thông vận tải thông báo thuê bao … có một biên lai vi phạm giao thông chưa được thanh toán, mời bấm các phím số theo hướng dẫn để kiểm tra”. Sau khi bấm phím theo hướng dẫn, người dân sẽ được gặp một người xưng là Tổng đài viên. Người này thậm chí còn nắm rõ thông tin cá nhân của nạn nhân, sau đó đọc một biên bản vi phạm và yêu cầu nạn nhân nộp tiền phạt vào các số tài khoản ngân hàng của một cá nhân nào đó. Nếu người dân không nộp trước hạn sẽ bị xử lý hình sự.

Nhiều người dân đã cảnh giác và tỉnh táo, truy vấn lại thông tin khiến “tổng đài viên” bối rối và thông báo đây chỉ là sự cố nhầm lẫn. Tuy nhiên có nhiều trường hợp nạn nhân mắc bẫy của những đối tượng lừa đảo trên. Bởi các đối tượng này biết lợi dụng sự cả tin, nỗi sợ khi nhắc tới đơn vị chức năng của nhiều người để trục lợi. Bên cạnh đó, nhiều thông tin cá nhân thường được người dân chia sẻ, lan truyền trên mạng xã hội nên dễ bị kẻ trộm đánh cắp thông tin là “tư liệu” để thực hiện hành vi lừa đảo của mình.

2. Hành vi lừa đảo điện thoại tai nạn giao thông bị xử lý thế nào?

Hành vi sử dụng điện thoại lừa đảo nộp phạt giao thông, tuỳ từng mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ:

Xử phạt vi phạm hành chính

Về hành vi Vi phạm quy định về gây tổn hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác theo hướng dẫn tại Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP như sau:

– Cá nhân có hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn đế chiếm đoạt tài sản theo hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Điều 15 có thể bị xử phạt từ 2,000,000 đồng – 3,000,000 đồng. Nếu là tổ chức, mức phạt sẽ từ 4,000,000 đồng – 6,000,000 đồng.

– Cá nhân có hành vi dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác phải đưa tiền hoặc tài sản theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều 15 bị phạt từ 3,000,000 đồng – 5,000,000 đồng. Nếu là tổ chức, mức phạt sẽ từ 6,000,000 đồng – 10,000,000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi lừa đảo gọi điện nộp phạt giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản theo hướng dẫn tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gọi điện lừa đảo nộp phạt giao thông xảy ra nếu tài sản chiếm đoạt được thông qua hành vi lừa đảo trên có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc giá trị tài sản chiếm đoạt được dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đối tượng lừa đảo đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

– Đối tượng đã bị kết án về một trong các tội: Tội cướp tài sản (Điều 168); Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169); Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170); Tội cướp giật tài sản (Điều 171); Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172); Tội trộm cắp tài sản (Điều 173); Tội lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 175) hoặc Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290) chưa được xoá án tích mà lại thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.

– Gây ảnh hưởng xấu tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Khung hình phạt cao nhất có thể được áp dụng đối với hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản là phạt từ từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Mặt khác, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10,000,000 đồng – 100,000,000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm hoặc bị tịch thu một phần tài sản.

Vì vậy, nếu phát hiện hành vi lừa đảo gọi điện qua điện thoại, quý khách hàng cần trình báo với đơn vị công an quận, huyện nơi cư trú và cảnh báo cho người thân, bạn bè tỉnh táo trước những cú điện thoại giả danh đơn vị chức năng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi đến bạn đọc cân nhắc trong trường hợp lừa đảo điện thoại tai nạn giao thông. Hy vọng sẽ giúp ích được bạn đọc và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ mọi vướng mắc mà bạn đọc quan tâm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com