Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án tại Việt Nam thì nhà đầu tư cần chuẩn bị những gì và thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư dự án tại Việt Nam thế nào? Cùng nghiên cứu qua nội dung trình bày của Công ty Luật LVN Group dưới đây nha. Mời các bạn đọc qua.
1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 có đưa ra định nghĩa Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cụ thể như sau: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư cụ thể như sau (Điều 40 Luật Đầu tư năm 2020):
– Tên dự án đầu tư.
– Nhà đầu tư.
– Mã số dự án đầu tư.
– Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
– Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
– Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
– Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
– Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
– Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Theo đo có thể hiểu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một loại giấy phép được đơn vị nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư đồng thời là điều kiện để nhà đầu tư thực hiện đầu tư tại Việt Nam.
2. Điều kiện và hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Điều kiện:
Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện sau:
- Có quốc tịch (cá nhân) hoặc địa chỉ trụ sở chính (tổ chức) tại quốc gia nằm trong tổ chức WTO cùng với Việt Nam.
- Ngành nghề đăng ký đầu tư không thuộc các ngành nghề bị cấm hoạt động. Tức là là phải nằm trong biểu cam kết WTO.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Hợp đồng thuê nhà/ văn phòng để thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người Việt Nam (trường hợp góp vốn chung với người Việt Nam);
- Văn bản xác minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài tương đương hoặc nhiều hơn với số tiền đầu tư. Nếu tài khoản ở nước ngoài thì giấy tờ phải được hợp pháp hóa lãnh sự, sau đó dịch thuật, công chứng sang tiếng Việt;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân cần bổ sung thêm:
- Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức cần bổ sung thêm:
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài;
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người uỷ quyền phần vốn góp cho tổ chức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Báo cáo tài chính trong vòng 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài (phải được hợp pháp hóa lãnh sự, còn hiệu lực trong vòng 90 ngày)
3. Thủ tục xin giấy phép đầu tư tại Việt Nam
- Nộp hồ sơ: Nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Thời gian giải quyết: 15 ngày công tác kể từ ngày nộp hồ sơ;
- Kết quả nhận được: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư ra thông báo hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ nộp lại.
Một số lưu ý:
- Đối với mục tiêu dự án (ngành nghề kinh doanh) phân phối bán buôn, bán lẻ: Mục phân phối bán buôn thì có thể đăng ký hoạt động bình thường. Nhưng để được thực hiện việc phân phối bán lẻ thì bạn phải xin giấy phép phân phối do Sở Công thương cấp.
- Sau khi hoàn tất việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty phải mở tài khoản vốn đầu tư. Sau đó, nhà đầu tư gửi tiền vào tài khoản vốn của công ty tương ứng với số vốn góp của mình.
Trên đây là một số thông tin mà Công ty Luật LVN Group muốn gửi tới cho các bạn. Trong thời gian nghiên cứu nếu có câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi.