Bạo lực gia đình trong đó liên quan đến bạo hành, ngược đãi trẻ em trong những năm qua có nhiều vụ việc hết sức thương tâm và gây phẫn nộ trong xã hội. Vậy, pháp luật quy định thế nào về xử lý hành vi bạo hành gia đình, bạo hành trẻ em? Tội bạo hành trẻ em đến chết được quy định ở điều luật nào? Để trả lời câu hỏi của bạn, Luật LVN Group xin được tư vấn về tội bạo hành trẻ em đến chết của bạn như sau:
Tội bạo hành trẻ em đến chết được quy định thế nào?
1. Khái niệm về Bạo hành trẻ em
Trẻ em theo hướng dẫn của Luật trẻ em 2016 là người dưới 16 tuổi.
Theo WHO, bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần. Nó có thể là đánh đập, xâm hại tình dục, lợi dụng hay bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016:
Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Theo đó có thể hiểu Bạo hành (bạo lực) trẻ em không chỉ là hành vi xâm hại sức khỏe mà còn về cả tinh thần của trẻ em. Người bạo hành trẻ em có thể là bất cứ người nào, kể cả người thân, gia đình.
Nhiều người cho rằng việc đánh các em là hành vi dạy dỗ, xử phạt vì chúng đã phạm lỗi. Tuy nhiên dù ở mức độ nhẹ hay nặng thì hành vi này đều không được phép. Bên cạnh đó, những lời nói làm ảnh hưởng tới tinh thần của các em cũng là một trong các biểu hiện của “Bạo hành”.
2. Quy định về Tội bạo hành trẻ em đến chết
Về hành vi bạo hành trẻ em đến chết, có thể phân tích theo những hướng sau đây:
+ Trường hợp phạm tội Giết người thì cần phải làm rõ hành vi của người có hành vi bạo lực bao gồm: hung khí, diễn biến các lần đánh đập, mức độ thường xuyên đánh đập, vị trí tác động lên thân thể, khả năng gây tử vong. Trường hợp có căn cứ cho rằng hành vi có thể dẫn đến chết người mà người đánh trẻ em nhận thức rõ được điều đó nhưng vẫn cố tình làm và không quan tâm đến hậu quả.
Với trường hợp này thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giết người quy định tại Khoản 1 điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt cao nhất tù chung thân hoặc tử hình với các tình tiết định khung có thể là: Giết người dưới 16 tuổi, có tính chất côn đồ, vì động cơ đê hèn…
+ Trường hợp tội Cố ý gây thương tích thì có các hành vi không được dùng hung khí nguy hiểm, không đánh vào vị trí không gây nguy hiểm như vùng vai, tay, chân và đối tượng không nhận thức được hậu quả, việc nạn nhân tử vong phải nằm ngoài ý muốn chủ quan của người gây thương tích. Với trường hợp này, đối tượng phạm tội có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác tại Khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 14 năm tù với tình tiết định khung là “làm chết người”.
3. Xử phạt hành chính đối với hành vi bạo hành trẻ em
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các cách thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
– Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
– Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
– Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
(Theo quy định cũ, các hành vi này bị áp dụng mức phạt tiền từ 5-10 triệu đồng).
Mặt khác, biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng gồm:
– Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi nêu trên.
– Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
4. Quy định về Tội ngược đãi, hành hạ con cháu
Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình:
“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”
5. Giải đáp có liên quan
5.1. Có phải tất cả hành vi bạo hành trẻ em đều sẽ bị phạt tù được không?
Tùy theo động cơ, mục đích và mức độ nghiêm trọng của hậu quả để lại mà người thực hiện hành vi bạo hành trẻ em có thể đối diện với các mức án (ngồi tù, chung thân, tử hình)
5.2. Luật có quy định nghiêm cấm cha mẹ bạo hành con không?
Luật trẻ em 2016 đã quy định Điều 12. Quyền sống: Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em. Cha mẹ cần chăm sóc, bảo vệ con đảm bảo tốt nhất các điều kiện sống và phát triển. Khi có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo hướng dẫn pháp luật.
5.3. Khi nào thì hành vi bạo hành trẻ em đến chết sẽ bị truy cứu tội giết người?
Trường hợp có đủ căn cứ để chứng minh ý thức của người phạm tội là thấy trước được hậu quả xảy ra (gây chết người) nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi để tước đoạt mạng sống của nạn nhân., bị can sẽ bị xử lý về tội Giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017.
Bạo hành trẻ em là một tội ác đáng lên án trong xã hội hiện đại ngày nay. Đây là vấn đề đang được dư luận xã hội đáng quan tâm. Vậy quy định của pháp luật về tội bạo hành trẻ em đến chết đã được LVN Group đề cập bên trên. Mong rằng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp ích đến quý bạn đọc trong cuộc sống. Cảm ơn các bạn đã theo dõi nội dung trình bày của chúng tôi.