Bài báo cáo thực tập ngành may hay nhất - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Bài báo cáo thực tập ngành may hay nhất

Bài báo cáo thực tập ngành may hay nhất

Ngành công nghiệp dệt may ở nước ta đang phát triển vô cùng mạnh mẽ với đường lối mở cửa và hòa nhập vào thị trường thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng. Cùng với sự chuyển dịch công nghệ đang diễn ra sôi động, ngành công nghiệp dệt may VIệt Nam đã nhanh chóng tiến ra hội nhập với thế giới. Bên cạnh đó còn trực tiếp tham gia vào quá trình phân công hợp tác chung về lĩnh vực lao động, mậu dịch và các chính sách bảo hộ quốc tế trong khu vực. Làm thế nào để viết được một bản báo cáo thực tập ngành may thật xuất sắc? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trình bày:Bài báo cáo thực tập ngành may hay nhất.

Bài báo cáo thực tập ngành may hay nhất

1. Báo cáo thực tập là gì?

Báo cáo thực tập là bản tổng kết lại những kỹ năng, trải nghiệm và bài học trong quá trình sinh viên tham gia kỳ thực tập tại một đơn vị, hay doanh nghiệp nào đó.

Báo cáo thực tập cũng là một bài tập cần thiết bắt buộc phải có để sinh viên có thể thành công tốt nghiệp ra trường. Việc trình bày báo cáo thực tập tốt sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt giảng viên của mình cũng như với công ty, doanh nghiệp nơi bạn tham gia kỳ thực tập.

2. Cách viết báo cáo thực tập

Một báo cáo thực tập đạt yêu cầu sẽ có bố cục, nội dung và bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp được trình bày rõ ràng, đơn giản nhưng vẫn đẹp mắt. Hãy cân nhắc những lưu ý sau của TopCV để nắm được cách thực hiện một bản báo cáo thực tập “chuẩn chỉnh” !!

Bước 1: Lời mở đầu báo cáo thực tập

Lời mở đầu báo cáo thực tập được đánh giá là vô cùng cần thiết bởi đây sẽ là những câu chữ đầu tiên được đọc. Vì vậy bạn hãy lưu ý trau chuốt cho phần này, viết súc tích, ngắn gọn nhưng vẫn nêu ra trọn vẹn những nội dung cần xuất hiện như:

  • Lý do chọn đề tài
  • Mục tiêu nghiên cứu
  • Phạm vi nghiên cứu
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Cấu trúc đề tài

Bước 2: Tóm tắt những ý cần nêu trong báo cáo thực tập

Sau đây TopCV sẽ gợi ý cho bạnh cách sắp xếp ý và cách trình bày báo cáo thực tập hoàn hảo !:

Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập

Trong phần này bạn cần trình bày thông tin về đơn vị, doanh nghiệp mà bạn thực tập một cách khái quát nhất. Phần này chỉ nên trình bày ngắn gọn trong khoảng 2 trang giấy, không nên trình bày quá lan man, dài dòng. Các thông tin này bao gồm:

  • Tên, địa chỉ trọn vẹn.
  • Lịch sử hình thành và phát triển.
  • Cơ cấu tổ chức (đoạn này bạn cần phải vẽ sơ đồ tổ chức).
  • Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi ngành nghề hoạt động.
  • Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ….

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Trong phần cơ sở lý thuyết bạn cần ghi tóm tắt những kinh nghiệm, kiến thức đã học được trong quá trình thực tập để áp dụng giải quyết các vấn đề được đề cập đến trong báo cáo.

Chương 3: Nội dung thực tập tại đơn vị/đơn vị tiếp nhận

Đây là chương có nội dung vô cùng cần thiết và chiếm phần lớn số điểm trong báo cáo thực tập tốt nghiệp của bạn. Trong chương 3, bạn cần trình bày cụ thể các nội dung sau:

  • Mô tả công việc bạn được giao tại đơn vị công tác
  • Phương thức bạn công tác tại đơn vị thực tập
  • Quy trình thực hiện công việc
  • Kết quả bạn đạt được trong thời gian thực tập
  • Kết quả khảo sát, thu thập tài liệu thực tiễn
  • Cuối cùng là phân tích và xử lý số liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Đây chính là phần sẽ nhận được số điểm lớn nhất trong báo cáo thực tập. Thầy cô hướng dẫn sẽ dựa vào phần tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm và bài học bạn rút ra trong quá trình thực tập để đưa ra đánh giá chính xác, chính vì vậy bạn hãy trình bày chăm chút cho chương này hơn !. Một số nội dung bạn cần trình bày trong chương 4: Kết quả nghiên cứu như sau:

  • Những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo ngành học với hoạt động thực tiễn của đơn vị thực tập
  • Những điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo và quá trình thực tiễn
  • Đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Phần này nằm cuối của báo cáo. Bạn chỉ nên trình bày trong khoảng 2 trang giấy và bao gồm các nội dung chính sau:

  • Tóm tắt lại những việc đã thực hiện được trong quá trình thực tập
  • Trình bày điểm mạnh và hạn chế của vấn đề thực tập tại công ty
  • Ý kiến cá nhân sau khi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp
  • Những điều học hỏi được sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp.
  • Nguyện vọng của bản thân sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp

Bước 3: Kết luận báo cáo thực tập

Đây là phần chốt lại cuối cùng của báo cáo thực tập. Phần này bạn bắt buộc phải trình bày một cách ấn tượng.

Nếu như trong phần mở đầu bạn cần phải trau chuốt để thu hút được sự chú ý của thầy cô hướng dẫn thì phần kết luận báo cáo thực tập sẽ giúp bạn nhấn mạnh lại được toàn bộ nội dung cần thiết trong báo cáo thực tập và để lại ấn tượng với người đọc.

Tùy thuộc vào độ dài của bản báo cáo và các nội dung mà bạn đã trình bày trong bản báo cáo để đưa ra lời kết luận ngắn gọn, súc tích và phù hợp nhất.

Bước 4: Lời cảm ơn trong báo cáo thực tập

Lời cảm ơn trong báo cáo thực tập được trình bày đơn giản nhưng cũng không kém phần trang trọng.

Lời cảm ơn ở đây không chỉ thể hiện sự cảm ơn với thầy cô hướng dẫn, mà còn thể hiện sự biết ơn sâu sắc tới nhà trường, tới các thầy cô giáo đã dạy dỗ bạn trong nhiều năm học tại trường. Mặt khác, bạn cũng cần thể hiện sự biết ơn sâu sắc tới những đồng nghiệp trong doanh nghiệp, đơn vị đã tạo điều kiện và từng bước hướng dẫn bạn trong suốt quá trình thực tập.

Bước 5: Bìa báo cáo thực tập

Sau khi nội dung đã hoàn tất, bạn cần phải chú ý đến bìa ngoài của báo cáo thực tập tốt nghiệp. Mẫu bìa báo cáo thực tập đẹp phải đơn giản, tinh tế nhưng cũng phải đúng chuẩn để gây ấn tượng tốt với những vị giám khảo.

Bìa báo cáo thực tập thường được trình bày bằng khung viền đơn giản nhưng trang trọng, phổ biến nhất là kiểu đường kẻ song song hai bên, một đường lớn và một đường nhỏ. Hãy chú ý căn chỉnh bài sách có đường viền dư hợp lý để lúc đóng sách không bị đóng vào phần khung của bìa !.

3. Tổng quan về ngành may mặc tại Việt Nam

Từ xa xưa, phụ nữ Việt Nam đã quen thuộc với thêu thùa may vá, phát triển hơn nữa là những cửa hàng may đo theo ý thích của khách hàng. Sau một thời gian dài may đo chiếm ưu thế, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, ngành may sẵn ra đời.

Ở Việt Nam quá trình phát triển của may sẵn-một bộ phận trong ngành dệt may bắt đầu phát triển từ năm 1954. Đến nay, ngành công nghiệp này đã phát triển qua 4 giai đoạn:

– 1954 – 1975: Đây là giai đoạn đầu tiên, được coi như là tiền đề của ngành may sẵn. Các sản phẩm may sẵn chủ yếu phục vụ cho công cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc: quần áo, balô, cờ… đều gửi ra tiền tuyến, còn nhu cầu trong dân chúng chưa nhiều, chủ yếu là tự may vá.

– 1976 – 1990: Thời kì xây dựng hoà bình và hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa. Ngành dệt may Việt Nam phát triển nhanh chóng về năng lực sản xuất. Các doanh nghiệp may mặc Nhà nước được thành lập. Các sản phẩm may sẵn phục vụ nhu cầu trong nước và gửi tới cho các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu theo các chỉ tiêu đã định sẵn. Nhìn chung thời kì này chỉ là 1 bước đệm để may sẵn xâm nhập sâu hẳn vào đời sống.

– 1991 – 1999: Thời kì Việt Nam bắt đầu mở cửa kinh tế, sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngành may sẵn bắt đầu hội nhập nhanh chóng, các sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà đã bắt đầu xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật, Canada. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp dệt may Việt Nam Vinatex được thành lập (4/1995). Doanh nghiệp may mặc lớn nhất lúc bấy giờ, bao gồm 60 doanh nghiệp thành viên. Quyết định thành lập Vinatex nằm trong chiến lược phát triển dệt may Việt Nam trong đó có may sẵn. Các sản phẩm may sẵn bắt đầu khẳng định vị thế trên các thị trường lớn.

– 1999 đến nay: Quá trình hội nhập sâu rộng Việt Nam vào thị trường quốc tế, chúng ta tham gia khu vực mậu dịch tự do các nước ASEAN, các diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt 11/2006 Việt Nam gia nhập WTO, thị trường thế giới hoàn toàn mở rộng với Việt Nam. Đồng thời thị trường nước ta cũng họp tác mở để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư. Ngành may sẵn đã có những phát triển đột phá. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có uy tín trên thị trường quốc tế,  được nhiều khách hàng trong nước và ngoài nước biết đền như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, May Sài Gòn, May Thành Công, May An Phước…

Mỗi năm ngành may sẵn sản xuất gần 2 tỷ sản phẩm, 65% số này phục vụ xuất khẩu, số còn lại là phục vụ thị trường nội địa. Vinatex vẫn là tập đoàn đứng đầu về các sản phẩm may sẵn (40% tổng sản phẩm). Thị trường trong nước không phải là thị trường mà các doanh nghiệp may mặc hướng tới nhiều. Các sản phẩm may sẵn chủ yếu là áo sơ mi, quần âu, quần Jeans, comple… với ba thị trường chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Tuy may sẵn có nhiều cơ hội để tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng cũng có nhiều khó khăn đang nổi cộm.

– Đầu tiên phải kể đến nguồn nguyên liệu khi khoảng 70% nguyên liệu vải nhập từ nước ngoài, nguồn vải trong nước đáp ứng không đủ và chất lượng không cao.

– Đối với thị trường trong nước, mối đe doạ của hàng Trung Quốc nhập lậu, hàng Trung Quốc giá rẻ, hàng may sẵn từ các nước khác trong khu vực, dòng sản phẩm cao cấp từ Châu Âu… là rất lớn.

– Xuất khẩu cần phải qua nhiều khâu trung gian, 70% sản phẩm xuất khẩu vào EU qua các nước trung gian phân phối như Hồng Kông, Đài Loan. Điều này làm tăng chi phí cho hoạt động xuất khẩu, bên cạnh đó, vấn đề thương hiệu cũng không được đảm bảo.

– Một số thị trường lớn của ngành may sẵn chưa thực sự mở cửa đối với hàng Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến Quota, Mỹ thì có cơ chế giám sát gắt gao, chế độ luật pháp phức tạp, luôn đe doạ đến sản phẩm xuất khẩu của may sắn nước ta. Việc Mỹ kiện Việt Nam trong việc bán phá giá 1 số sản phẩm là một minh hoạ cụ thể cho khó khăn này.

Tuy nhiên, năm 2007 vừa qua ngành may sẵn Việt Nam cũng đã đạt được những thành quả nhất định, năm 2007 tăng 12,6% so với năm 2006.

Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 của ngành may sẵn:

– Quần áo may sẵn 1591 triệu sản phẩm tăng 16,6%.

– VN trong năm vừa qua đã đạt được vị trí thứ 10 trong 56 nước xuất khẩu hàng dệt may, trong những năm tới chúng ta sẽ tiến tới một vị trí cao hơn nữa.

Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi vềBài báo cáo thực tập ngành may hay nhất. Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com