Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc Nhà nước nắm phần vốn góp, cổ phần chi phối. Cho nên doanh nghiệp nhà nước khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần thì trong việc tổ chức cơ cấu quản lý đều không thể thiếu Kiểm soát viên. Vì vậy để đảm bảo Hội đồng thành viên,Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc thực hiện đúng trách nhiệm của mình cho nên trong cơ cấu quản lý sẽ có thêm chức vụ Kiểm soát viên. Mời bạn đọc theo dõi nội dung trình bày dưới đay để hiểu rõ hơn về Ban kiểm soát doanh nghiệp Nhà nước.
1. Bản chất sự có mặt của Ban kiểm soát trong doanh nghiệp nhà nước
Khoản 1 Điều 102 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Căn cứ quy mô của công ty, đơn vị uỷ quyền chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ. Có thể thấy trong doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp 2014 có thể có hoặc không có Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức quản lý của mình.
Đến Luật Doanh nghiệp 2020, như đã nói ở trên doanh nghiệp nhà nước đã có sự thay đổi hoàn toàn trong cách thức và nội dung. Khoản 1 Điều 103 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Căn cứ quy mô của công ty, đơn vị uỷ quyền chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
Theo đó có thể thấy, đến Luật Doanh nghiệp 2020 trong cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
2. Quyền, nghĩa vụ của Ban kiểm soát
Quyền của Ban kiểm soát được quy định cụ thể tại Điều 105 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cụ thể bao gồm:
– Tham gia các cuộc họp Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn, trao đổi chính thức và không chính thức của đơn vị uỷ quyền chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc về kế hoạch, dự án, chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý, điều hành công ty.
– Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của công ty; kiểm tra công việc quản lý, điều hành của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của đơn vị uỷ quyền chủ sở hữu.
– Yêu cầu Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác báo cáo, gửi tới thông tin trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty.
– Yêu cầu người quản lý công ty báo cáo về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của công ty con khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của pháp luật và Điều lệ công ty.
– Đề nghị đơn vị uỷ quyền chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán để tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban kiểm soát thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
Nghĩa vụ của Ban kiểm soát được quy định tại Điều 104 Luật Doanh nghiệp năm 2020 bao gồm:
– Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh.
– Giám sát, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty.
– Giám sát và đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
– Giám sát, đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo, quy chế quản trị nội bộ khác của công ty.
– Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ sách kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan.
– Giám sát hợp đồng, giao dịch của công ty với các bên có liên quan.
– Giám sát thực hiện dự án đầu tư lớn; hợp đồng, giao dịch mua, bán; hợp đồng, giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn; hợp đồng, giao dịch kinh doanh bất thường của công ty.
– Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 104 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cho đơn vị uỷ quyền chủ sở hữu và Hội đồng thành viên.
– Thực hiện nghĩa vụ khác theo yêu cầu của đơn vị uỷ quyền chủ sở hữu, quy định tại Điều lệ công ty.
– Quyền khác quy định tại Điều lệ công ty.
Về cơ bản, các quy định về quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 giống với Luật Doanh nghiệp năm 2014.
3. Chế độ công tác của Ban kiểm soát
Điều 106 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:
Trưởng Ban kiểm soát xây dựng kế hoạch công tác hằng tháng, hằng quý và hằng năm của Ban kiểm soát; phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng Kiểm soát viên.
Kiểm soát viên chủ động và độc lập thực hiện nhiệm vụ và công việc được phân công; đề xuất, kiến nghị thực hiện nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch, ngoài phạm vi được phân công khi xét thấy cần thiết.
Ban kiểm soát họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình đơn vị uỷ quyền chủ sở hữu; thảo luận và thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo của Ban kiểm soát.
Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành. Các ý kiến khác với nội dung quyết định đã được thông qua phải được ghi chép trọn vẹn, chính xác và báo cáo đơn vị uỷ quyền chủ sở hữu.
Về phần chế độ công tác này, Luật Doanh nghiệp năm 2020 gần như kế thừa hoàn toàn tinh thần của Luật năm 2014, chỉ khác rằng Luật năm 2020 có bỏ đi một yêu cầu đối với trưởng ban kiểm soát và các thành viên khác, cụ thể “Trưởng Ban kiểm soát công tác chuyên trách tại công ty; các thành viên khác có thể tham gia Ban kiểm soát của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của đơn vị uỷ quyền chủ sở hữu”.
4. Giải đáp có liên quan
Lợi ích của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì?
- Đối với doanh nghiệp
Việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tạo nên sự thôi thúc trong quy trình sản xuất và kinh doanh thương mại của chuyên viên cấp dưới thao tác trong doanh nghiệp.
Với việc cổ phần hóa này; nghĩa vụ và trách nhiệm của người chỉ huy và chuyên viên cấp dưới trong doanh nghiệp sẽ được kết nối ngặt nghèo vào quyền lợi của công ty. Từ đó; nghĩa vụ và trách nhiệm so với việc làm sẽ nhiều hơn và giảm bớt được phụ thuộc vào vào vốn góp vốn đầu tư của những đơn vị nhà nước
- Đối với Nhà nước
Hiện nay tình hình chung hoàn toàn có thể thấy của những doanh nghiệp nhà nước là làm ăn tiếp tục gặp thua lỗ. Điều này dẫn đến thực trạng mức khấu hao kinh tế tài chính rất lớn về cho nhà nước. Cho nên; kể từ năm 1990; cách thức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được tiến hành thử nghiệm. Đến năm 2020; cách thức này đã được tiến hành thoáng đãng. Việc này giúp cắt giảm một số lượng lớn những ngân sách đền bù thua lỗ mà nhà nước phải chịu từ những công ty kinh doanh thương mại do mình nắm giữ.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ kêu gọi được nguồn vốn từ người lao động và nhân dân. Việc này đã giảm bớt được nhiều gánh nặng kinh tế tài chính đè lên mạng lưới hệ thống những đơn vị nhà nước.
Có nên thành lập công ty?
Thành lập công ty là hoạt động bắt buộc đối với các chủ thể muốn thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Thành lập công ty vừa là quyền những kèm theo đó là những nghĩa vụ nhất định. Vì vậy có nên thành lập công ty không? Câu trả lời là nên.
Việc thành lập cônng ty mang lại nhiều lợi ích cho bạn:
Thứ nhất, bạn có thể làm chủ với các chức danh: Tổng giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc,…
Thứ hai, bạn có quyền quản lý hoạt động công ty
Thứ ba, được sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, tổ chức, quản lý,… .
Thứ tư, mang lợi nhuận rất nhiều.
Tóm lại, việc thành lập công ty mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Do đó, nếu bạn đủ điều kiện thưc tế và luật định thì nên thành lập công ty theo từng loại hình nhất định.
Cổ phần hóa là gì?
Cổ phần hóa là việc biến doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ tồn tại dưới cách thức công ty cổ phần, tức là chuyển từ cách thức sở hữu lớn nhất sang sở hữu chung của nhiều người thông qua việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cho nhiều người dưới cách thức bán cổ phần cho họ.
Những người này trở thành cổ đông của công ty cổ phần, doanh nghiệp một chủ trở thành công ty cổ phần. Vì vậy, cổ phần hóa có thể áp dụng đối với bất kỳ doanh nghiệp một chủ nào, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước đều có thể cổ phần hóa.
Bản chất của cổ phần hóa chính là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ, tức là chuyển từ cách thức sở hữu đơn nhất sang sở hữu chung thông qua việc chuyển một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cho các thành phần kinh tế khác.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là hành vi mua và bán trong đó Nhà nước sẽ thu tiền bán cổ phần của doanh nghiệp, các cổ đông sẽ được chuyển quyền sở hữu và định đoạt toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh cũng như hưởng các lợi nhuận sau khi đã làm nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.
XEM THÊM:>>>Nền kinh tế nhiều thành phần là gì?
Trên đây là một số tông tin về ban kiểm soát doanh nghiệp Nhà nước. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi nội dung trình bày.