Bằng lái xe máy là bằng gì?

Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông bắt buộc phải có bằng lái. Nắm vững quy trình, thủ tục, và những điều cần biết khi thi bằng lái xe máy dưới đây là cách tốt nhất giúp thí sinh dễ dàng vượt qua kỳ thi và được cấp giấy phép lái xe.

Bằng lái xe máy là bằng gì?

1. Bằng lái xe máy là gì?

Bằng lái xe máy hay còn gọi là giấy phép lái xe, là chứng chỉ cho phép một cá nhân được phép tham gia lưu thông, vận hành xe máy trên đường, do đơn vị có thẩm quyền cấp. Chỉ khi được cấp bằng lái xe, người điều khiển phương tiện mới đủ điều kiện về mặt pháp lý để tham gia giao thông. 

Bằng lái xe máy là bằng gì? Có 2 loại bằng lái xe máy là bằng lái xe hạng A1 và A2 được quy định tại thông tư 12/2017/TT-BGTVT cụ thể như sau: 

Đối với giấy phép lái xe A1:

  • Chủ phương tiện xe mô tô, xem máy kể cả xe máy điện có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3.
  • Người điều khiển phương tiện bị khuyết tật, điều khiển xe ba bánh dành riêng cho họ. 
  • Công dân đủ 18 tuổi trở lên mới được tham gia thi sát hạch bằng lái.

Đối với giấy phép lái xe hạng A2: Cấp cho chủ phương tiện xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh trên 175cm3 và các phương tiện được quy định cho bằng lái xe hạng A1.

Vậy, lái xe máy điện có cần bằng lái không? Căn cứ Điều 59 luật Giao thông đường bộ 2008 và điểm d, khoản 1 tại Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xe máy điện có công suất động cơ điện tối đa trên 4000W hoặc vận tốc lớn nhất trên 50km/h cần có bằng lái xe hạng A1. 

Để được cấp bằng lái cần phải tham gia thi bằng lái xe máy do Bộ Giao thông vận tải tổ chức đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép. Dưới đây là những điều cần biết khi thi bằng lái xe máy như thủ tục, quy trình chi tiết đăng ký, hồ sơ thi bằng lái xe máy và thi lấy bằng lái xe máy.

2. Hồ sơ thi bằng lái xe máy 

Thi bằng lái xe máy cần những gì? Để đăng ký thi sát hạch bằng lái xe máy do Bộ giao thông tổ chức, cần chuẩn bị các hồ sơ thi bằng lái xe máy có liên quan sau:

  • 4 ảnh thẻ 3×4, lấy cả vai đến khuỷu tay, phông nền ảnh màu xanh dương.  
  • Giấy chứng minh hoặc căn cước công dân photo và được công chứng.
  • Giấy khám sức khỏe đủ điều kiện tham gia thi bằng lái xe A1 hoặc A2. 
  • Đơn đăng ký thi bằng lái xe.
  • Nếu đối tượng dự thi đã có bằng lái xe ô tô chỉ phải thi phần thực hành và được miễn thi lý thuyết. 

Sau khi chuẩn bị hồ sơ trọn vẹn, công dân có thể nộp hồ sơ đăng ký tại các trung tâm hoặc các cơ sở tổ chức thi sát hạch, không cần phải mua hồ sơ thi bằng lái xe máy.

3. Lệ phí đăng ký thi giấy phép lái xe A1, A2

Căn cứ Thông tư liên tịch 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT (Khoản 2 Điều 2) có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lệ phí đăng ký dự thi bằng lái xe máy, cụ thể như cơ sở vật chất, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên hay chương trình học… Vì vậy, mức học phí có thể không giống nhau giữa các đơn vị đào tạo và tổ chức thi.

Vây, thi bằng lái xe máy bao nhiêu tiền? Nhìn chung hiện nay, lệ phí đăng ký thi bằng A1 sẽ bao gồm các khoản sau: 

Học phí: Dao động trong khoảng từ 100.000 đến 160.000 đồng.

Lệ phí thi: Dao động trong khoảng 295.000 đến 450.000 đồng. 

Lệ phí cấp phát bằng dao động trong khoảng 135.000 đồng.

Trọn bộ chi phí cho một khóa học và thi bằng lái sẽ từ 550.000 đến 750.000 đồng. Đối với người nước ngoài, lệ phí thi khoảng 1.000.000 đồng.

4. Quy trình thi bằng lái xe máy 

4.1. Chuẩn bị trước khi vào thi

Khi đi thi, thí sinh cần mang theo CMND/CCCD bản gốc hoặc Hộ chiếu còn thời hạn. Thí sinh nên đến địa điểm thi sớm để chuẩn bị, kiểm tra đủ giấy tờ cần thiết và xem danh sách phòng thi, số báo danh.

Quy định trước khi vào phòng thi như sau: 

– Khi có thông báo yêu cầu tập trung, thí sinh vào phòng và ngồi chờ để điểm danh. Hãy kiểm tra lại các thông tin cá nhân và số báo danh. Nếu thông tin chưa chính xác, thí sinh cần báo với cán bộ coi thi để điều chỉnh kịp thời.

– Ban tổ chức sẽ gọi lần lượt các thí sinh lên để ký hồ sơ và phổ biến quy định thi. Để tránh sai sót, thí sinh cần chú ý lắng nghe.

– Sau khi hoàn thành hồ sơ thi bằng lái xe máy, thí sinh xếp hàng để vào phòng thi lý thuyết. Giám thị sẽ đọc tên và số báo danh, đến lượt thì thí sinh vào phòng thi và cầm sẵn CMND/CCCD/Hộ chiếu để đối chiếu.

4.2  Phần lý thuyết

Phấn lý thuyết là một trong những điều cần biết khi thi bằng lái xe máy cần thiết mà thí sinh cần nắm rõ. Cấu trúc và quy trình của phần lý thuyết như sau: 

– Phần thi lý thuyết gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi thí sinh trả lời một đề thi khác nhau do máy tính lựa chọn ngẫu nhiên.

– Thí sinh nhập các thông tin trước khi làm bài gồm hạng bằng lái xe thi sát hạch, khóa sát hạch, số báo danh.

– Thí sinh sử dụng các phím điều khiển lên, xuống để di chuyển và phím số từ 1-4 để trả lời câu hỏi hoặc có thể sử dụng chuột máy tính.

– Thời gian của phần thi lý thuyết là 19 phút. Sau khi hoàn thành bài thi, nên kiểm tra lại 1 – 2 lần trước khi nhấn chọn Kết thúc và Nộp bài.

– Ngay sau khi thí sinh nộp bài và cán bộ coi thi sẽ thông báo kết quả bài thi lý thuyết ngay tại phòng thi.

Một số điểm cần lưu ý thi bằng lái xe A1:

– Trong đề thi sát hạch lý thuyết sẽ có 1 câu hỏi điểm liệt, nếu trả lời sai thí sinh sẽ bị đánh trượt dù các câu hỏi khác đều trả lời đúng.

– Hãy kiểm tra lại các thông tin cơ bản gồm: họ tên, ngày sinh và khóa thi khi ngồi vào máy tính. Khi xác nhận thông tin chính xác mới bắt đầu làm bài. Nếu phát hiện thông tin cá nhân bị sai, thí sinh cần báo cho giám thị.

– Người tham gia thi bằng lái xe máy A1 phải trả lời đúng ít nhất 21 câu hỏi trong tổng số 25 câu. Người tham gia thi bằng lái xe máy A2 phải trả lời đúng ít nhất 23 câu hỏi trong tổng số 25 câu. 

– Khi vượt qua bài thi lý thuyết mới có thể tiếp tục thi thực hành lái xe. Nếu không qua bài thi lý thuyết thì phải tiếp tục thi ở lần kế tiếp.

4.3 Phần thực hành

Bên cạnh đó, phần thực hành cũng là một trong những điều cần biết khi thi bằng lái xe máy mà thí sinh dự thi cần phải biết. Với quy trình thi bằng lái xe máy bài thi thực hành, người thi sẽ thực hiện lần lượt 4 phần là lái xe chạy theo hình số 8, đường thẳng, đường quanh co và đường nhấp nhô.

Nếu đạt điểm tối thiểu để đạt là 80/100 thí sinh mới hoàn thành phần thi thực hành.

Một số lưu ý thí sinh nên nắm rõ trước khi thi thực hành như sau:

 

– Khi sát hạch thực hành sẽ sử dụng xe được gắn chip của địa điểm thi và thường là xe máy số;

– Thí sinh nên đi xe tại số 3 với tốc độ vừa phải, kết hợp với tay phanh để kiểm soát tốc độ;

– Nên tập trung lắng nghe giám khảo gọi tên trong lúc đợi các thí sinh khác thực hiện phần thi;

– Đến lượt thi, hãy đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy chuẩn. Sau đó, di chuyển xe vào vạch xuất phát, gạt chân chống xe lên và thực hiện bài thi theo đúng trình; 

– Sau khi kết thúc bài thi thực hành, thí sinh trả xe về tại điểm xuất phát, trả mũ bảo hiểm và không tắt máy xe.

Các lỗi bị trừ điểm trong bài thi thực hành như sau:

– Thí sinh đi sai trình tự sẽ bị mất quyền thi;

– Thí sinh bị trừ 05 điểm/1 lần bánh xe đè lên vạch giới hạn của hình sát hạch;

– Thí sinh bị trừ 05 điểm/1 lần bánh xe đè lên vạch cản của hình sát hạch;

– Thí sinh bị mất quyền thi sát hạch nếu cả hai bánh của xe thi sát hạch đi ra ngoài hình sát hạch;

– Thí sinh sẽ bị truất quyền thi nếu xe bị đổ;

– Nếu phạm lỗi chạm chân xuống đất, thí sinh bị trừ 05 điểm/1 lần;

– Nếu xe đang thi sát hạch bị chết máy sẽ bị trừ 05 điểm/1 lần;

– Nếu quá thời gian 10 phút thực hiện bài thi, thì thí sinh bị trừ 05 điểm/1 phút quá giờ;

– Thí sinh bị mất quyền thí nếu không hoàn thành bài sát hạch.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com