Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán.
1. Khái niệm cơ bản về bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là cam kết bao tiêu một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành khi phát hành chứng khoán.
Căn cứ Khoản 31 Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019, Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành.
Vậy, bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.
Tổ chức bảo lãnh phát hành là CTCK được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và ngân hàng thương mại được UBCK chấp thuận bảo lãnh phát hành trái phiếu theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.
Thông thường, để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phải được sự bảo lãnh phát hành. Nếu số lượng phát hành không lớn thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành. Nếu đó là một công ty lớn và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một số tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên.
Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng một khoản phí bảo lãnh nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào tính chất của đợt phát hành (lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khó khăn). Đối với trái phiếu, phí bảo lãnh phụ thuộc vào lãi suất trái phiếu (lãi suất trái phiếu thấp thì phí bảo lãnh phát hành cao và ngược lại).
2. Lý do phải bảo lãnh phát hành chứng khoán?
Mục tiêu lớn nhất của việc bảo lãnh phát hành chứng khoán là nhằm đảm bảo việc phát hành thành công. Nguyên nhân là vì công ty phát hành thường muốn định giá cao, nhưng nhà đầu tư lại dè dặt, muốn giá thấp hơn giá thị trường để có lời nhiều hơn.
Bên cạnh đó thì việc bảo lãnh còn giúp công ty phát hành tăng khả năng thành công khi lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, giảm thiểu được rủi ro thất bại do định giá không phù hợp.
Mặt khác khi được một doanh nghiệp chuyên nghiệp bảo lãnh cũng sẽ giúp nhà phát hành chứng khoán tăng thêm uy tín của mình, thu hút được nhiều nhà đầu tư và dễ dàng thành công hơn.
3. Các phương thức để bảo lãnh được phát hành.
Việc bảo lãnh phát hành thường thực hiện theo một trong các phương thức sau:
– Bảo lãnh với cam kết chắc chắn (Firm commitment underwriting): là phương thức bảo lãnh trong đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán được không.
Thông thường, trong phương thức này một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu và bán lại các chứng khoán theo giá chào bán ra công chúng (POP) và hưởng phần chênh lệch giá.
– Bảo lãnh với cố gắng cao nhất (Best efforts underwriting): là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lí cho tổ chức phát hành
Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại và không phải chịu hình phạt nào.
– Bảo lãnh theo phương thức tất cả hoặc không (All or Nothing): trong phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành. Tổ chức bảo lãnh phải trả lại tiền cho các nhà đầu tư đã mua chứng khoán.
– Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa: là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không.
Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỉ lệ thấp hơn mức sàn thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ.
– Bảo lãnh theo phương thức dự phòng (Standby underwriting): Đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường và chào bán cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Tuy nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty.
Vì vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ là người mua cuối cùng hoặc chào bán hộ số cổ phiếu của các quyền mua không được thực hiện.
Ở Việt Nam, theo Nghị định số 144/2003/Np.cp ngày 28.11.2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì chỉ áp dụng phương thức bảo lãnh với cam kết chắc chắn. Căn cứ:
– Mua một phần hay toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành để bán lại.
– Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Đây thực chất là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn, nhưng tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết.
Tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng phải là công ti chứng khoán đáp ứng các điều kiện sau: 1) Có giấy phép bảo lãnh phát hành chứng khoán; 2) Không phải là tổ chức có liên quan với tổ chức phát hành (công ti mẹ và công tỉ con; công ti và những người quản lí công ti; có thỏa thuận bằng hợp đồng phối hợp để thâu tóm công tị, chỉ phối việc ra quyết định của công ti; quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con hay anh, chị, em ruột); 3) Thực hiện việc bảo lãnh phù hợp với khả năng tài chính theo hướng dẫn của pháp luật.
Ngoài việc bảo lãnh phát hành chứng khoán cho tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành có thể thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán giúp tổ chức phát hành.
Ví dụ:
Các sản phẩm bảo lãnh phát hành chứng khoán tại VietinBank Securities gồm:
• Bảo lãnh phát hành cổ phiếu;
• Bảo lãnh phát hành trái phiếu (Bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ)
4. Quy định chung về bảo lãnh phát hành chứng khoán
Tại nước ta thì việc bảo lãnh chứng khoán được quy định thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:
– Mua một phần hay toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành để bán lại.
– Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Đây thực chất là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn, nhưng tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết.
Điều 17. Điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng – Luật chứng khoán năm 2019
1. Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng là công ty chứng khoán, tổchức đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán theo hướng dẫn của Luật này;
b) Đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo hướng dẫn của pháp luật;
c) Không phải là người có liên quan với tổ chức phát hành.
2. Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng thực hiện bảo lãnh theo phương thức nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành chỉ được phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán không được lớn hơn vốn chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
Vậy: CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán (CK) khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK; vốn pháp định để thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK là 100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là 165 tỷ đồng.
– Không vi phạm pháp luật CK trong 6 tháng liên tục liền trước thời gian bảo lãnh.
– Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào thời gian cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
– Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời gian nhận bảo lãnh phát hành.
Quy trình bảo lãnh phát hành chứng khoán
Quy định về nguyên tắc tổ chức phát hành chứng khoán thì quy trình bảo lãnh chứng khoán gồm 4 bước như sau:
- Bước 1: Phân tích và đánh giá khả năng phát hành
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng
- Bước 3: Phân phối chứng khoán
- Bước 4: Bình ổn và điều hòa thị trường
Phí bảo lãnh phát hành chứng khoán
Các tổ chức bảo lãnh đều được hưởng một khoản phí dựa trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí này cao hay thấp còn phụ thuộc khá nhiều vào tính chất đợt phát hành như số lượng lớn hay nhỏ, có gặp nhiều khó khăn không.
Hạn chế bảo lãnh phát hành
– Tổ chức bảo lãnh phát hành không được bảo lãnh phát hành theo cách thức cam kết chắc chắn trong các trường hợp sau đây:
+ Tổ chức bảo lãnh phát hành độc lập hoặc cùng các công ty con của tổ chức bảo lãnh phát hành có sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành;
+ Tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức bảo lãnh phát hành và của tổ chức phát hành là do cùng một tổ chức nắm giữ.
– Trường hợp đợt phát hành có tổng giá trị cam kết bảo lãnh lớn hơn hai lần vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành, phải lập tổ hợp bảo lãnh phát hành, trong đó có tổ chức bảo lãnh phát hành chính và các tổ chức bảo lãnh phát hành phụ.
– Khi một CTCK bảo lãnh phát hành CK, công ty đó phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để nhận tiền đặt mua CK của khách hàng.