Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp đảm bảo được thực hiện trong quan hệ hợp đồng nào? Đây là câu hỏi khá phổ biến khi một cá nhân tham gia vào giao dịch mua bán. Để biết thêm chi tiết, mời bạn đọc cùng theo dõi thông qua nội dung trình bày sau
1. Bảo lưu quyền sở hữu là gì?
Bảo lưu quyền sở hữu được quy định tại khoản 1 điều 331 Bộ luật dân sự 2015
1. Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện trọn vẹn.
Ở đây có thể hiểu là việc chuyển quyền sở hữu sẽ chỉ thực sự diễn ra cho đến khi bên mua thanh toán trọn vẹn các nghĩa vụ trong giao dịch giữa bên mua và bên bán.
Bảo lưu quyền sở hữu được nhắc đến như là một trường hợp đặc biệt của hợp đồng mua trả chậm trả dần: Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 453 BLDS 2015). Thực chất bảo lưu quyền sở hữu là cách thức trả góp. Ví dụ: A mua điện thoại trị giá 20 triệu đồng nhưng A không có tiền trả ngay mà thực hiện trả trong nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Đặc điểm của bảo lưu quyền sở hữu
Bên mua đã nhận hàng hóa nhưng quyền sở hữu vẫn là của bên bán trong trường hợp bên mua không chịu thanh toán
Hai bên có thể thỏa thuận để bên mua đưa tài sản vào khai thác công dụng và giữ quyền sở hữu cho đến khi việc thanh toán hoàn tất
Khác với các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác (cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, kỹ quỹ, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ) bên nhận vật lại là bên có nghĩa vụ phải thực hiện công việc, hành vi nào đó.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo lưu quyền sở hữu
Bên mua tài sản:
Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi trong thời gian bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực
Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực
Thanh toán trọn vẹn giá trị tài sản theo hướng dẫn trong hợp đồng hoặc thỏa thuận
Bên bán tài sản:
Có quyền đòi lại tài sản nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán (Các trường hợp không trả tiền, không còn khả năng thanh toán, trả tiền không đúng theo hướng dẫn…)
Vì vậy, trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu bên bán là bên nhận bảo đảm vì thông qua biện pháp này bên bán được bảo đảm là chắc chắn giao dịch mua bán sẽ được diễn ra, sự trì hoãn quyền bảo lưu của bên bán đối với tài sản là đối tượng mua bán để đảm bảo cho người bán bán được hàng và thu được đúng số tiền mà bên mua phải trả. Trong khi đó bên bảo đảm là bên mua, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu vẫn làm cho bên bảo đảm tuy chưa chính thức trở thành chủ sở hữu tài sản bảo đảm nhưng được giữ tài sản và khai thác công dụng của tài sản đó, và nghĩa vụ trả tiền thuộc về bên bảo đảm, rủi ro trong thời gian sử dụng đối tượng bảo đảm thuộc về bên bảo đảm.
4. Cách thực hiện bảo lưu quyền sở hữu
Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.
Quy định rõ trách nhiệm, số lượng, thời gian thanh toán thực tiễn
Bên bán chọn một trong hai phương thức: không tạo điều kiện để bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc cùng bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản cho bên mua nhưng bên bán giữ lại bản gốc.
5. Ví dụ bảo lưu quyền sở hữu
Để làm rõ hơn về khái niệm Bảo lưu quyền sở hữu là gì? nội dung sau đây sẽ đưa ra ví dụ cụ thể hơn.
Anh A mua của anh B một chiếc điện thoại di động trị giá 10 triệu đồng tuy nhiên do anh A không có đủ tiền để trả hết mà chỉ có 5 triệu nên hai bên viết một bản hợp đồng mua bán tài sản trong đó có ghi nhận biện pháp bảo đảm là bảo lưu quyền sở hữu cho đến khi anh B thanh toán hết số tiền cho anh A trong thời gian là 2 tháng.
Sau 2 tháng B vẫn chưa trả A số tiền nên A đã đòi lại chiếc điện thoại di động và trả lại B 4 triệu đồng vì trừ 1 triệu tiền hao phí sử dụng trong 2 tháng của B.
6. Ý nghĩa biện pháp bảo lưu quyền sở hữu
– Giao dịch dân sự là hoạt động tất yếu và phổ biến trong đời sống kinh tế, xã hội. Thông thường các giao dịch đó sẽ đặt ra các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự và trong giao kết hợp đồng của cả hai bên.
– Mục đích chính của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu là để người mua thực hiện phần nghĩa vụ trả tiền còn lại của người mua cho người bán, nếu không thực hiện thì người bán có thể thu hồi tài sản đang thuộc quyền sở hữu của mình.
Trên đây làBảo lưu quyền sở hữu là biện pháp đảm bảo được thực hiện trong quan hệ hợp đồng nào? được gửi tới đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ câu hỏi nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LVN Group để được tư vấn cụ thể.
Website: https://lvngroup.vn