Bệnh trầm cảm/ rối loạn trầm cảm (Depression) là tình trạng rối loạn cảm xúc phổ biến hiện nay. Bệnh chủ yếu xảy ra do sang chấn tâm lý với tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nữ giới. Tương tự như các rối loạn tâm thần khác, trầm cảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.
Sau đây, xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi nội dung trình bày Bệnh trầm cảm là gì? để cùng trả lời các câu hỏi.
1. Bệnh trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm / rối loạn trầm cảm (Depression) là một bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Mặt khác, trầm cảm còn là chứng bệnh về tâm thần học do sự rối loạn hoạt động của não bộ gây ra. Các biến chứng bất thường trong tâm lý đã tạo ra nhiều biến đổi bất thường trong suy nghĩ, hành vi và biểu hiện.
Ở những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể có ý nghĩ hoặc hành vi tự hủy hoại bản thân, tự sát. Khoảng vài chục năm gần đây, tỷ lệ người mắc chứng trầm cảm tăng lên đáng kể với tỷ lệ cao hơn ở nữ giới (gấp đôi nam giới). Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 5% dân số trên thế giới gặp phải chứng rối loạn trầm cảm.
Không chỉ làm tăng nguy tự sát, chứng trầm cảm còn ảnh hưởng đến hoạt động học tập và lao động. Người bệnh dần dần tách rời ra khỏi tập thể khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Mặt khác, chứng trầm cảm còn làm tăng gánh nặng lên gia đình và xã hội. Vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm là vấn đề hết sức cần thiết để có thể tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Các biểu hiện của bệnh trầm cảm
Trầm cảm đặc trưng bởi biểu hiện khí sắc trầm buồn, cơ thể dễ mệt mỏi, mất hứng thú, luôn cảm thấy tự ti và tự đánh giá thấp bản thân. Các triệu chứng của bệnh hình thành từ từ trong nhiều tuần với sự suy giảm của khí sắc và hội chứng suy nhược.
Sau một thời gian phát triển, bệnh nhân có thể gặp phải trọn vẹn 3 nhóm triệu chứng trầm cảm sau:
2.1. Cảm xúc bị ức chế (Depressed affect)
Cảm xúc bị ức chế là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân trầm cảm. Bệnh nhân thường có khí sắc buồn với biểu hiện là cảm xúc buồn rầu với nhiều mức độ khác nhau như buồn bã, thất vọng, buồn chán sâu sắc, buồn không rõ lý do, mất hứng thú hoàn toàn với những thứ xung quanh. Mức độ buồn tăng lên có thể dẫn đến hành vi tự hủy hoại bản thân và tự sát.
2.2. Tư duy bị ức chế (Depressed thinking)
Ngoài cảm xúc bị ức chế, bệnh nhân trầm cảm còn gặp phải các triệu chứng do tư duy bị ức chế. Ban đầu là các triệu chứng như hồi ức khó khăn, liên tưởng chậm chạp, bi quan, luôn cảm thấy bất hạnh, xấu hổ, tủi nhục. Sau đó có nhiều trường hợp kết tinh thành hoang tưởng dẫn đến cảm giác tự buộc tội và cuối cùng là kích thích hành vi tự sát.
Tư duy bị ức chế ở bệnh nhân trầm cảm biểu hiện qua những dấu hiệu sau:
- Trả lời các câu hỏi khó khăn, nói chậm chạp, nói nhỏ, thường thì thào từng tiếng một, đôi khi không nói hoàn toàn mà đi kèm với khóc lóc, rên rỉ
- Dễ nảy sinh ý nghĩ tự sát, ý nghĩ kéo dài dai dẳng dẫn đến hành vi tự sát có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bệnh nhân có thể giả vờ khỏi bệnh để thoát khỏi sự kiểm soát của thầy thuốc và người thân nhằm dễ dàng thực hiện hành vi tự sát
2.3. Hoạt động ức chế (Depressed activity)
Khi cảm xúc và tư duy bị ức chế, bệnh nhân sẽ xuất hiện các hoạt động ức chế. Bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm thường có những hành động bất thường như:
- Đứng khom lưng, cúi đầu (do cảm giác thiếu tự tin, tội lỗi, bất hạnh)
- Nằm im hoặc ngồi im trong vài giờ liên tục
- Nằm ép ở giường hàng ngày, hàng tháng
- Đi lờ đờ, quanh quẩn trong nhà, giao tiếp kém
2.4. Các rối loạn tâm thần khác (Other mental disorders)
Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân mắc hội chứng trầm cảm còn có các biểu hiện như:
- Xuất hiện ảo giác, hoang tưởng với nội dung là tự buộc tội bản thân
- Khả năng chú ý giảm do tư duy bị ức chế
- Xuất hiện ảo thanh nghe tiếng tố cáo tội lỗi của mình hoặc báo trước những hình phạt (tiếng than khóc trong đám ma)
Các rối loạn tâm thần này thường là hệ quả do tư duy bị ức chế trong một thời gian dài. Các triệu chứng trên thôi thúc bệnh nhân thực hiện hành động tự sát để chuộc tội và giải phóng bản thân.
2.4. Các rối loạn khác (Other disorders)
Não bộ là đơn vị cần thiết, chi phối hầu hết các hoạt động của cơ thể. Khi não bộ bị ức chế cũng có thể gây ra các rối loạn khác như:
- Rối loạn tiêu hóa thường xuyên (viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy, táo bón, lưỡi trắng, chán ăn, buồn nôn,…)
- Rối loạn thần kinh thực vật, tim mạch (hồi hộp, đánh trống ngực, giảm trương lực cơ, mạch chậm, có cảm giác nghẹn thở, đổ mồ hôi trộm,…)
- Rối loạn sinh dục, nội tiết (lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, nam giới mất hứng thú tình dục, cường dương hoặc liệt dương)
- Rối loạn tiết niệu (đái rắt, khó tiểu, rối loạn tiểu tiện,…)
3. Giải đáp có liên quan
3.1. Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?
Không chỉ làm tăng nguy cơ tự sát (tử vong), bệnh trầm cảm còn khiến người bệnh tự tách biệt với mọi người xung quanh, giảm hiệu suất lao động và học tập. Theo thời gian, bệnh nhân phải đối mặt với những ám ảnh tinh thần nghiêm trọng dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược và giảm chất lượng cuộc sống. Những tác động này làm tăng nguy cơ tử vong gián tiếp – đặc biệt là ở bệnh nhân cao tuổi có các bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, rối loạn tuyến giáp,…
3.2. Chẩn đoán bệnh trầm cảm thế nào?
Chẩn đoán trầm cảm dựa vào biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng. Mục tiêu của chẩn đoán là xác định bệnh, đánh giá mức độ và loại trừ một số bệnh lý có triệu chứng tương tự.
3.3. Phòng ngừa bệnh trầm cảm thế nào?
Để phòng tránh bệnh tái phát, người thân và bạn bè cần thực hiện những biện pháp sau:
- Phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo như ăn không ngon miệng, bỏ ăn, giảm chất lượng giấc ngủ, cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, giảm sự tập trung khi công tác,… Ngay khi phát hiện các dấu hiệu này, cần thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng xử trí.
- Gia đình cần phải giám sát chặt mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Một số người bệnh có thể giả vờ khỏi bệnh để thực hiện hành vi tự sát.
- Chia sẻ, động viên người bệnh, khuyến khích người bệnh hoạt bát, năng động và tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
- Tránh các xung đột xung quanh người bệnh.
- Xây dựng cho người bệnh chế độ ăn uống hợp lý, tập trung vào các thực phẩm giàu Omega 3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Với trường hợp bị trầm cảm do nguyên nhân nội sinh, nên cho bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm có khả năng tăng tuần hoàn máu và cải thiện tâm trạng.
- Kiểm soát bệnh nhân về việc sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích.
Trên đây là nội dung về Bệnh trầm cảm là gì? mà LVN Group gửi tới đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề này, nếu có câu hỏi, vui lòng truy cập website https://lvngroup.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ.