Bị mất chứng minh nhân dân thì phải làm sao?

Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân cần thiết khi bị mất sẽ gây ảnh hưởng cho người sở hữu. Vậy nếu như bi mất chứng minh nhân dân thì phải làm thế nào? Có được cấp lại chứng minh nhân dân không? Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề trên.

1. Chứng minh nhân dân là gì?

Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, trong đó có xác nhận của đơn vị nhà nước có thẩm quyền. Loại giấy tờ này có thể được sử dụng trên khắp lãnh thổ Việt Nam để chứng nhận nhân thân khi đi lại, giao dịch, xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát.

Công dân Việt Nam  từ 14 tuổi trở lên được nhận diện qua chứng minh nhân dân. Trong chứng minh nhân dân sẽ thể hiện rõ những thông tin về thân nhân cũng như đặc điểm nhận diện riêng của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam được thuận tiện nhất.

Pháp luật cũng quy định việc nghiêm cấm làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, thế chấp… chứng minh nhân dân. Mọi hành vi cố tình làm trái sẽ bị xử lý theo pháp luật.

2. Điều kiện cấp lại chứng minh nhân dân

Những công dân đã được cấp chứng minh nhân dân mới theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 3-2-1999 và giấy chứng minh nhân dân theo Quyết định số 143/CP được đổi lại trong các trường hợp sau:

+ Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng (quá 15 năm kể từ ngày cấp)

+ Chứng minh nhân dân bị hư hỏng không sử dụng được (rách, nát, không rõ ảnh hoặc một trong các thông tin đã ghi trên chứng minh nhân dân);

+ Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh. Những thay đổi này phải có quyết định của đơn vị có  thẩm quyền;

+ Những người đã được cấp giấy chứng minh nhân dân nhưng chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp chuyển đăng ký hộ khẩu thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố mà công dân có yêu cầu thì được đổi lại chứng minh nhân dân;

+ Thay đổi đặc điểm nhận dạng là những trường hợp đã qua phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình hoặc vì lý do khác đã làm thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng của họ.

Theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì dãy số chứng minh nhân dân là dãy số 9 số, nhưng hiện nay theo Thông tư 57/2013/TT-BCA dãy số chứng minh nhân dân là dãy số 12 số và vẫn lưu hành song song.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP, trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại. Tuy nhiên, nếu thuộc các trường hợp sau thì sẽ không được cấp lại giấy chứng minh nhân dân khi bị mất:

  • Những người đang bị tạm giam;
  • Đang thi hành án phạt tù tại trại giam;
  • Đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
  • Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình.

Nếu không thuộc các trường hợp trên hoặc nếu thuộc trường hợp trên nhưng nếu khỏi bệnh, hết thời hạn tạm giam, thời hạn thi hành án phạt tù hoặc hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh thì vẫn được cấp lại Chứng minh nhân dân khi bị mất.

3. Thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân bị mất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm

– Sổ hộ khẩu. (bản chính)

– Đơn đề nghị cấp CMND (mẫu CM3), có dán ảnh 3×4 (điền đẩy đủ thông tin trong mẫu, không cần phải có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn)

Mẫu đơn xin cấp lại giấy chứng minh nhân dân bị mất bao gồm những nội dung sau:

  • Họ và tên, thông tin cá nhân của người bị mất chứng minh nhân dân;
  • Thông tin về chứng minh nhân dân bị mất;
  • Họ và tên người thân (cha, mẹ, vợ (chồng));
  • Thông tin sổ hộ khẩu;
  • Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng minh nhân dân;
  • Xác nhận công an xã.

Trường hợp mất chứng minh nhân dân và xin cấp đổi sang thẻ căn cước công dân thì mẫu đơn cấp lại là mẫu tờ khai căn cước công dân bao gồm những nội dung sau:

  • Họ và tên, thông tin cá nhân của người bị mất chứng minh nhân dân;
  • Thông tin về chứng minh nhân dân bị mất;
  • Tình trạng hôn nhân;
  • Họ và tên người thân (cha, mẹ, vợ (chồng));
  • Thông tin sổ hộ khẩu;
  • Lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng minh nhân dân;
  • Xác nhận công an xã về việc mất giấy tờ.

– Giấy tờ chứng minh thuộc diện không thu lệ phí đổi chứng minh nhân dân (bản photocopy kèm bản chính để đối chiếu).

Lưu ý: Ảnh chụp 3×4 kiểu chứng minh nhân dân là kiểu chụp mắt nhìn thẳng, không đeo kính, không để râu, tóc không trùm tai, trùm gáy, nếu là nữ không để hở ngực.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tổ cấp chứng minh nhân dân (thuộc Đội CSQLHC về TTXH) Công an cấp huyện

– Cán bộ công an sẽ hướng dẫn:

+ Khai tờ khai cấp chứng minh nhân dân (theo mẫu có sẵn do công an cấp).

+ Chụp ảnh và in vân tay hai ngón trỏ vào chỉ bản, tờ khai (theo mẫu) hoặc thu vân tay hai ngón trỏ qua máy lấy vân tay tự động để in vào chỉ bản và chứng minh nhân dân.

+ Viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

– Thời gian làm chứng minh nhân dân: Từ thứ 2 đến thứ sáng thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Bước 3: Nhận Chứng minh nhân dân

– Người nhận đưa giấy biên nhận chứng minh nhân dân tại trụ sở Công an cấp huyện từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ) để lấy chứng minh nhân dân.

– Thời hạn giải quyết:

+ Tại Công an thành phố: Không quá 06 ngày công tác nếu không qua tra cứu và không quá 10 ngày công tác nếu phải qua tra cứu (kể từ ngày nhận hồ sơ).

+ Tại Công an huyện đồng bằng: Không quá 10 ngày công tác nếu không qua tra cứu và không quá 15 ngày công tác nếu phải qua tra cứu (kể từ ngày nhận hồ sơ).

+ Tại Công an các huyện miền núi, hải đảo: Không quá 15 ngày công tác nếu không qua tra cứu và không quá 20 ngày công tác nếu tra cứu (kể từ ngày nhận hồ sơ).

4. Mất chứng minh nhân dân làm lại ở tỉnh khác được không?

Căn cứ theo hướng dẫn tại mục 5, phần II, Thông tư số 04/1999/TT-BCA quy định công dân thuộc diện được cấp chứng minh nhân dân hiện đăng ký hộ khẩu thường trú thuộc địa phương nào do công an cấp huyện nơi đó làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân.

Vì vậy nơi cấp chứng minh thư nhân là công an huyện nơi đăng ký thường trú. Không thể làm thủ tục tại nơi đăng ký tạm trú được. chính vì lẽ đó; mà không thể làm chứng minh thư nhân dân ở tỉnh khác được.

Trên đây là nội dung về vấn đề bị mất chứng minh nhân dân thì phải làm sao? Quý bạn đọc có câu hỏi hoặc gặp vấn đề về pháp lý có thể liên hệ về Công ty luật LVN Group để được tư vấn hỗ trợ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com