Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm là vấn đề được nhiều người quan tâm khi có nhu cầu thay đổi biện pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó. Vậy các trường hợp nào phải đăng ký thay đổi? Hồ sơ và trình tự thực hiện thế nào? Bài viết sau đây Luật LVN Group xin gửi tới đến quý bạn đọc những thông tin về đăng ký giao dịch bảo đảm bổ sung:
Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm
1. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì?
Biện pháp bảo đảm có thể hiểu là theo hướng dẫn của pháp luật cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự hoặc các quan hệ dân sự khác thỏa thuận áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực hiện, đồng thời xác định và bảo đảm quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên trong các biện pháp đó.
Theo quy định tại Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
- Cầm cố tài sản.
- Thế chấp tài sản.
- Đặt cọc.
- Ký cược.
- Ký quỹ.
- Bảo lưu quyền sở hữu.
- Bảo lãnh.
- Tín chấp.
- Cầm giữ tài sản.
2. Thế nào là đăng ký biện pháp bảo đảm?
Đăng ký giao dịch bảo đảm được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2017/NÐ-CP như sau: Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc đơn vị đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.
3. Các trường hợp đăng ký giao dịch đảm bảo
Tại Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm gồm:
- Các biện pháp bảo đảm phải đăng ký bao gồm:
- Thế chấp quyền sử dụng đất;
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
- Thế chấp tàu biển.
- Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
- Thế chấp tài sản là động sản khác;
- Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
- Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
4. Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm
Khi thuộc một trong trường hợp quy định tại Điều 18 Nghị định 102/2017/NÐ-CP thì có thể thực hiện đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm, cụ thể như sau:
- Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm;
- Thay đổi tên hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp;
- Rút bớt tài sản bảo đảm;
- Bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới
- Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương đã hình thành, thì thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký;
- Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà trong hợp đồng bảo đảm ban đầu các bên không có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai.
5. Đăng ký giao dịch bảo đảm bổ sung
Căn cứ vào Điều 23 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, đăng ký giao dịch bảo đảm bổ sung được thực hiện như sau:
- Trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà các bên ký kết hợp đồng bảo đảm mới, có hiệu lực độc lập với hợp đồng bảo đảm đã đăng ký trước đó, thì người yêu cầu đăng ký thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm mới và không phải xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó.
- Trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà các bên ký kết hợp đồng bảo đảm mới thay thế hợp đồng bảo đảm đã đăng ký, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm và 01 bộ hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm mới để thực hiện đồng thời thủ tục xóa đăng ký biện pháp bảo đảm trước đó và thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm mới.
Các bên không phải thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bổ sung, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Trong hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm đã đăng ký có điều khoản về việc cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ sẽ phát sinh trong tương lai;
- Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm nhưng không bổ sung tài sản bảo đảm;
- Các bên chỉ ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm đã đăng ký hoặc sửa đổi hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm mà không ký kết hợp đồng bảo đảm mới.
6. Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm
Tùy vào từng trường hợp thay đổi biện pháp bảo đảm nào thì cần chuẩn bị hồ sơ cụ thể theo hướng dẫn tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP. Một số hồ sơ cơ bản khi đăng ký thay đổi nội dung bảo đảm cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký;
- Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm;
- Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
7. Luật LVN Group tư vấn đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm
Để giúp khách hàng thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm một cách dễ dàng và nhanh chóng, luật LVN Group sẽ tư vấn hỗ trợ khách hàng thực hiện công việc sau:
- Tư vấn khách hàng những trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm;
- Soạn thảo đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký;
- Đại diện khách hàng gặp gỡ đơn vị nhà nước để thực hiện thủ tục;
- Nhận kết quả thay đổi đăng ký và chuyển lại cho khách hàng;
- Những công việc pháp lý liên quan khác.
Trên đây là Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm cũng như đăng ký giao dịch bảo đảm bổ sung mà Luật LVN Group đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Mọi câu hỏi hay quý khách hàng muốn sử dụng dịch vụ tại Luật LVN Group về tư vấn đăng ký thay đổi nội dung biện pháp đảm bảo có thể liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ kịp thời. Công ty Luật LVN Group tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp.. Công ty Luật LVN Group – Đồng hành pháp lý cùng bạn.