Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ công ty hợp danh

 

Luật Doanh nghiệp 2020 đã tạo cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp được hoạt động với đúng mức vốn điều lệ của mình cũng như để đối tác, bạn hàng xác định chính xác quy mô vốn điều lệ của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ xác định rõ các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ công ty hợp danh theo hướng dẫn tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng như điều kiện để thực hiện việc giảm vốn điều lệ công ty hợp danh.

Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ công ty hợp danh

1. Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Vì vậy, trong quá trình vận hành của các doanh nghiệp, sẽ có thể xảy ra các trường hợp tăng hoặc giảm vốn điều lệ, phù hợp với điều kiện phát triển của công ty.

2. Hình thức tăng vốn điều lệ trong công ty hợp danh

Theo quy định pháp luật doanh nghiệp hiện nay, công ty hợp danh không được quyền phát hành chứng khoán. Theo đó, để có thể tăng vốn điều lệ công ty hợp danh có thể thực hiện theo một trong 2 cách thức sau:

Các thành viên trong công ty góp thêm vốn. Thành viên hợp danh cũng như các thành viên góp vốn trong công ty. Mỗi thành viên sẽ phải tự bỏ thêm tài sản của mình để công ty tăng vốn điều lệ.

Tiếp nhận thêm thành viên mới. Công ty sẽ tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác. Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác.

3. Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh khi tăng vốn điều lệ

3.1. Khi các thành viên góp thêm vốn

Hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp như sau:

  • Thông báo đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp (cụ thể ở đây là tăng vốn điều lệ công ty hợp danh). Nội dung thông báo được quy định tại khoản 1, điều 44 nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 108/2018/NĐ-CP.
  • Quyết định của Hội đồng thành viên.
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên.
  • Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật đầu tư.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hộ.
  • Giấy tờ chứng minh của người được ủy quyền nộp hộ.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

3.2. Tiếp nhận thành viên hợp danh mới

Công ty sẽ phải thực hiện đồng thời 2 thủ tục đăng ký thay đổi thành viên hợp danh và đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ góp vốn.

Về thủ tục đăng ký thay đổi thành viên hợp danh, Công ty làm một bộ hồ sơ như sau:

  • Thông báo đăng ký thay đổi thành viên hợp danh. Nội dung thông báo được quy định tại điều 42 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên hợp danh mới
  • Quyết định của Hội đồng thành viên
  • Bản sao Biên bản họp Hội đồng thành viên
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hộ.
  • Giấy tờ chứng thực của người nộp hộ.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

4. Giảm vốn điều lệ công ty hợp danh

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có thể giảm vốn điều lệ công ty hợp danh bằng cách chấm dứt tư cách thành viên hợp danh hoặc trong quá trình hoạt động, nếu chằng may làm ăn thua lỗ, công ty có quyền giảm vốn điều lệ của mình bằng cách thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi vốn theo hướng dẫn pháp luật.

Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh:

– Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;

– Đã chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

– Bị khai trừ khỏi công ty;

– Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời gian kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua

Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường hợp sau đây:

– Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;

– Vi phạm quy định pháp luật;

– Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác;

– Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh.

5. Dịch vụ của luật LVN Group

Luật LVN Group xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại LVN Group, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi gửi tới dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo hướng dẫn; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về câu hỏicác trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ công ty hợp danh. Trong những năm vừa qua, Luật LVN Group luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý khách hàng còn câu hỏi hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời nhanh và chính xác nhất theo:

Email: info@lvngroup.vn

Hotline: 1900.0191

Zalo: 1900.0191

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com