Các yếu tố cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Ngày nay, các đối tượng ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi hơn nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Để xử lý cũng như mang tính răn đe pháp luật hình sự đã quy định rất cụ thể tại Điều 169 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Vậy các yếu tố cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định cụ thể thế nào? Luật LVN Group sẽ trả lời câu hỏi trên thông qua nội dung trình bày dưới đây.

Các yếu tố cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

1/ Căn cứ pháp lý

– Điều 169 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017

2/ Các yếu tố cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

2.1/Về mặt chủ thể:

Đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội cướp tài sản. Theo quy định tại khoản 2 điều 12 BLHS 2015 thì: Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Vì vậy người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Vì vậy, các đơn vị tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cần chú ý độ tuổi của người phạm tội và các tình tiết định khung hình phạt.

2.2/ Về khách thể:

Đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, khách thể của tội phạm bao gồm cả quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân, hay nói cách khác, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là tội phạm cùng một lúc xâm phạm hai khách thể, nhưng khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân, thông qua việc xâm phạm đến nhân thân mà người phạm tội xâm phạm đến quan hệ tài sản, nếu không xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản không thể xâm phạm đến quan hệ tài sản được.

Do tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể (quyền sở hữu tài sản của nhà nước, đơn vị, tổ chức, cá nhân và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người), nên trong cùng một vụ án có thể có thể có một người bị hại, nhưng cũng có thể có nhiều người bị hại, có người bị hại chỉ bị xâm phạm đến tài sản; có người bị hại bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự; có người bị hại bị xâm phạm đến cả tài sản, tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự

Công ty Luật LVN Group sẽ gửi tới thông tin tới quý bạn đọc những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội chiếm đoạt tài sản trái phép

2.3/Về mặt khách quan:

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

a) Có hành vi bắt giữ người khác làm con tin. Được hiểu là hành vi của người phạm tội thực hiện việc bắt giữ người trái pháp luật nhằm tạo ra điều kiện gây áp lực buộc người bị hại phải giao tài sản bằng nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau như dùng vũ lực khống chế để bắt giữ người, dùng thủ đoạn lừa dối để bắt giữ người, dùng thuốc gây mê để bắt giữ người…

Đặc điểm của việc bắt cóc là: Đối tượng bị bắt cóc thông thường phải là người có quan hệ huyết thống (cha, mẹ, con, anh, chị, em), quan hệ hôn nhân (vợ, chồng) hoặc quan hệ tình cảm, xã hội thân thiết khác (ông, bà, cha nuôi, mẹ nuôi, người yêu…) với người bị hại mà người phạm tội dự định đưa ra yêu cầu trao đổi bằng tài sản để chiếm đoạt.

b) Gây áp lực đòi người bị hại giao tài sản để đổi lấy người bị bắt giữ. Được hiểu là sau khi thực hiện xong hành vi bắt cóc con tin thì người phạm tội thực hiện việc gây sức ép về mặt tinh thần đối với người bị hại bằng việc đe dọa gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của con tin… nhằm buộc người bị hại phải giao một số tài sản để đối lấy sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, kể cả nhân phẩm, tự do của người bị bắt cóc với các cách thức như: Nhờ người khác thông báo, thông báo qua điện thoại, viết thư,…
Thời điểm tội phạm hoàn thành được tính kể từ lúc người phạm tội có hành vi bắt cóc người khác làm con tin (với mục đích để chiếm đoạt tài sản) để đòi chuộc bằng tài sản.

Lưu ý:

Việc chiếm đoạt được tài sản hay chưa không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản tội này. (không bắt buộc có dấu hiệu này)

Người chuẩn bị phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

2.4/ Về mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

3/ Một số câu hỏi liên quan

3.1/ Mức hình phạt cao nhất của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản?

Căn cứ vào Điều 169 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì khung hình phạt cao nhất của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

3.2/ Có áp dụng hình phạt tiền cho tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản không?

Căn cứ vào Khoản 6 Điều 169 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì Người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

3.3/ Có áp dụng khung hình phạt tử hình cho tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản không?

Căn cứ vào Điều 169 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 thì không áp dụng khung hình phạt tử hình cho tội này.

Bài viết này là những kiến thức pháp lý liên quan đến Các yếu tố cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình nghiên cứu, nếu bạn có câu hỏi hãy liên hệ với LVN Group để được trả lời !.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com