Theo quy định tại Hiến pháp và pháp luật hiện hành, Quốc hội họp công khai, mỗi năm họp hai kỳ. Một trong những hoạt động cần thiết và có ý nghĩa, vai trò rất lớn trong các phiên họp Quốc hội, được đông đảo người dân quan tâm là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội. Tại đây, các đại biểu quốc hội, uỷ quyền cho người dân cả nước sẽ hỏi và yêu cầu giải thích rõ ràng về nhiều lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội. Vậy, chất vấn là gì?
1. Chất vấn là gì?
Chất vấn là một cách thức giám sát trực tiếp của Quốc hội, được quy định tại Điều 80 của Hiến pháp 2013 và được cụ thể hóa tại Điều 32 Luật Tổ chức Quốc hội.
– Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
– Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.
– Trường hợp đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại tại phiên họp của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn.
Chính vì vậy, chất vấn có vai trò rất cần thiết, tác động lớn đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội.
Theo đó, chất vấn là quyền hỏi và yêu cầu phải giải thích rõ ràng của đại biểu (đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân) đối với các chức danh được các đại biểu bầu, phê chuẩn ra trước phiên họp toàn thể của đơn vị uỷ quyền để trả lời về sự thi hành chính sách quốc gia hoặc một vấn đề hiện thời đối với quốc gia; trong trường hợp cần điều tra thì đối với Quốc hội, có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc tại kì họp sau của Quốc hội hoác cho trả lời bằng văn bản.
2. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội
Điểm mới trong quy định của pháp luật về chất vấn và trả lời chất vấn thể hiện ở các điểm sau:
Mở rộng quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội
Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng quyền chất vấn của Đại biểu quốc hội đối với Tổng Kiểm toán nhà nước và khẳng định trách nhiệm của người bị chất vấn “phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội”.
Pháp luật cũng quy định rõ về quyền chất vấn lại của Đại biểu quốc hội: “Trường hợp Đại biểu quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời”; đồng thời, yêu cầu những người khác có trách nhiệm liên quan phải tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của Đại biểu quốc hội về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình, cùng những người bị chất vấn.
Bên cạnh hoạt động chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Quốc hội và phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đại biểu quốc hội còn có quyền “gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn”. Trường hợp Đại biểu quốc hội gửi chất vấn trực tiếp bằng văn bản đến người bị chất vấn thì chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chất vấn, người bị chất vấn phải trả lời bằng văn bản cho người chất vấn, đồng thời gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Vì vậy, pháp luật về chất vấn và trả lời chất vấn đã mở rộng quyền chất vấn của Đại biểu quốc hội; giảm bớt quy định về trình tự, thủ tục Đại biểu quốc hội phải thực hiện để “được” trả lời chất vấn; tăng cường trách nhiệm của các đối tượng bị chất vấn trong việc “phải” trả lời chất vấn của Đại biểu quốc hội.
3. Giải đáp có liên quan
Chất vấn tiếng Anh là gì?Chất vấn tiếng Anh là: To question
Câu chất vấn: To query
Câu hỏi chất vấn: Cross question
Thời gian chất vấn và trả lời chất vấn được quy định thế nào?
– Về thời gian chất vấn và trả lời chất vấn:
Pháp luật quy định cụ thể thời gian nêu chất vấn của Đại biểu quốc hội không quá 02 phút; thời gian người bị chất vấn trả lời chất vấn của một đại biểu không quá 05 phút. Quy định về thu gọn thời gian nêu câu hỏi chất vấn và trả lời chất vấn nhằm mục đích tăng số Đại biểu quốc hội tham gia chất vấn và bố trí được nhiều người trả lời chất vấn hơn. Mặt khác, quy định này cũng nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng các câu hỏi và câu trả lời chất vấn, bởi vì người hỏi và người trả lời nếu muốn sử dụng khoảng thời gian nêu chất vấn và trả lời chất vấn ngắn như vậy một cách hiệu quả thì phải nghiên cứu, nắm chắc tình hình, hỏi và trả lời đi vào trọng tâm, trọng điểm, hạn chế vòng vo.
– Thời gian tổ chức chất vấn:
Thời gian chất vấn ít nhất là 03 ngày tại kỳ họp hằng năm, ít nhất là 04 ngày tại kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ và năm cuối nhiệm kỳ. Vì vậy, thời gian dành cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đã được quy định cụ thể và theo hướng tăng hơn.
Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức 02 phiên chất vấn/năm (phiên họp tháng 3 và phiên họp tháng 8), trừ năm chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ Quốc hội. Thời gian chất vấn ít nhất là 01 ngày tại mỗi phiên họp.
Các câu hỏi chất vấn có được biết trước không?
Trong những kỳ họp gần đây, chất vấn tiếp tục được đổi mới theo hướng, người được chất vấn sẽ không biết trước câu hỏi, không được chuẩn bị trước, các thành viên Chính phủ nhận được chất vấn sẽ phải trả lời tại chỗ.
Đây là sự khác biệt trong cách thức tiến hành chất vấn, đòi hỏi người bị chất vấn phải thực hiện tốt hơn chức trách quản lý của mình để có thể bao quát, nắm chắc tình hình lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý. Đồng thời, cách làm này cũng thể hiện hoạt động chất vấn của Quốc hội Việt Nam ngày càng tiệm cận hơn với các phương pháp hoạt động nghị trường của nhiều nghị viện trên thế giới. Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Quốc hội nhiều nước, nhất là Quốc hội của các nước theo mô hình của Anh thường không cho biết trước các câu hỏi chất vấn.
Xem thêm:
Thị thực là gì? (Cập nhật 2023)
Trên đây là nội dung tư vấn của LVN Group liên quan đến vấn đề chất vấn là gì?. Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung nội dung trình bày hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:Website: lvngroup.vn