Chế Định Hợp Đồng Của Luật La Mã [Chi tiết 2023] - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Chế Định Hợp Đồng Của Luật La Mã [Chi tiết 2023]

Chế Định Hợp Đồng Của Luật La Mã [Chi tiết 2023]

Chế định hợp đồng của luật la mã là gì? Nội dung nào được quy định trong chế định hợp đồng của luật la mã? Hãy cùng theo dõi nội dung trình bày sau đây để trả lời cho hai câu hỏi trên về chế định hợp đồng của luật la mã bạn !.

Chế định hợp đồng của luật la mã

1. Luật dân sự La Mã

Luật La Mã là hệ thống luật cổ, được xây dựng cách đây khoảng hơn 2000 năm (499 TCN), áp dụng cho thành Roma và sau đó là cả đế quốc La Mã. Luật La Mã là luật được hình thành từ việc hành luật lâu năm theo tập cửa hàng không có luật viết. Từ thời kì cộng hòa hậu kì trở đi là giai đoạn phát triển hưng thịnh nhất của luật La Mã vì thời kì này lãnh thổ của đế quốc La Mã được mở rộng nhất và nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh.

Luật La Mã lúc này có những phát triển vượt bậc như: luật bao gồm các quy phạm, liên quan đến hoạt động tổ chức quyền lực và hoạt động của nhà nước và các quy định liên quan đến cá nhân như sở hữu, hôn nhân và gia đình, hợp đồng và thừa kế; kĩ thuật lập pháp rõ rang, lời văn chuẩn mực và có giá trị pháp lí cao.

2. Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực

Theo tinh thần của Luật La Mã, để hợp đồng có hiệu lực phải có hai điều kiện. Một là hợp đồng phải có sự thỏa thuận giữa hai bên, không được lừa dối, không được dùng vũ lực. Hai là hợp đồng phải phù hợp với quy định của luật pháp.

Luật dân sự La Mã có hai loại hợp đồng chính, đó là: hợp đồng miệng và hợp đồng viết. Hợp đồng miệng có hiệu lực kể từ khi phát ngôn, câu hỏi của người bán và người mua phải khớp nhau. Hợp đồng miệng không thể kí kết giữa người câm và người điếc. Hợp đồng viết là hợp đồng được kí kết bằng văn bản và phát sinh nghĩa vụ theo hợp đồng.

3. Hình thức đảm bảo

Hình thức bảo đảm trong chế định hợp đồng của hai bộ luật khá khác nhau.

Trong Luật dân sự La Mã, khi có sự vi phạm hợp đồng, trái vụ xuất hiện. Các biện pháp để bảo đảm trái vụ là cầm cố vật, sự bảo lãnh của người trung gian. Theo nguyên tắc chung, hợp đồng bị hủy bỏ nếu có sự đồng ý của hai bên. Nhưng trên thực tiễn, trái vụ có thể bị đình chỉ khi có một trong các điều kiện sau: hai bên thỏa thuận chuyển khoản nợ cũ sang trái vụ mới, người chủ nợ từ chối quyền đòi hỏi của mình, hết thời hiệu đưa đơn kiện (theo hướng dẫn của Tòa án), người mắc nợ gặp phải thiên tai dịch họa không thể cưỡng lại được.

4. Chế định về tài sản:

Phân loại các loại tài sản:

– Vật hữu hình và vật vô hình: Vật hữu hình là vật có thể sờ được ; vật không thể sờ được là vật vô hình.

– Vật cho người và vật cho thần linh. Vật cho người là tất cả những vật được con người sử dụng trong đời sống của mình, bao gồm tất cả những vật có giá trị tài sản và có thể chuyển nhượng được, các vật gọi là của chung- những vật được tất cả mọi người sử dụng nhưng không thuộc về ai, vật của Nhà nước,  vật của cộng đồng. Vật cho thần linh là khi các vật được sử dụng vào mục đích tôn giáo, tín ngưỡng, như các vật dùng cho việc cúng tế vị thần, vật thuộc về người chết,…

– Vật lưu thông được và không lưu thông được. Vật lưu thông được là những vật có thể chuyển nhượng được, và ngược lại là vật không lưu thông được.

– Vật tiêu hao và vật không tiêu hao: Vật tiêu hao là vật sẽ mất đi do sử dụng. Các vật không mất đi do sử dụng là vật không tiêu hảo.

– Vật cùng loại và vật đặc định: vật cùng loại là vật được xác định bằng số lượng, trọng lượng hoặc thể tích và có thể được thay thế. Vật đặc định là vật có thể được cá thể hóa nhờ các đặc điểm cấu tạo cho phép phân biệt với các vật khác.

– Vật chính và vật phụ: vật phụ là các vật có chức năng phục vụ cho việc khai thác vật chính nhưng không phải là một thành phần cấu tạo vật chính. Vật chính và vật phụ là những cá thể riêng biệt, nhưng vật phụ cần thiết cho vật chính như là một công cụ để khai thác công dụng của vật chính.

– Tài sản gốc và hoa lợi: hoa lợi là những vật, những vật sinh ra được theo định kỳ từ một vật khác mà không làm ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của vật khác đó.

Quyền đối vật và quyền đối nhân

– Quyền đối vật là quyền được thực hiện trực tiếp trên vật, quyền đối nhân là quyền được thực hiện chống lại hành vi của một người gọi là người có nghĩa vụ.

Quyền đối vật có thể được thực hiện trên vật thuộc về người có quyền. Người có quyền đối vật thực hiện quyền của mình đối với vật mà không cần quan tâm đến ý chí của bất kỳ người nào khác.

5. Chế định sở hữu:

Quyền sở hữu của gia đình bao gồm các quyền như sau:

– Công hữu và tư hữu: quyền sở hữu của dòng họ mang tính chất tập thể; quyền sở hữu của gia đình mang tính chất cá nhân.

– Quyền sở hữu và chủ quyền

– Chiếm hữu và sở hữu

Quyền sở hữu cá nhân

Quyền sở hữu trong luật cổ điển có tính chất pháp định, vĩnh viễn, độc quyền và tuyệt đối. Theo đó, quyền sở hữu được pháp luật thừa nhận và chi phối; quyền sở hữu chỉ mất đi một khi đối tượng của quyền sở hữu không còn; quyền sở hữu có tác dụng mang lại cho chủ sở hữu các quyền của một người chỉ đối với tài sản.

Quyền sở hữu bị hạn chế khi ưu tiên của lợi ích công cộng và khi một người thực hiện quyền của mình với ý định gây tổn hại cho người khác có thể bị hình phạt hạn chế.

Chiếm hữu

Chiếm hữu là việc thực hiện một quyền thể hiện thành các giao dịch vật chất, các biểu hiện bề ngoài của giao dịch.

Đối tượng của sự chiếm hữu được thực hiện đối với các tài sản hữu hình và phái là những tài sản có thể được sở hữu, những tài sản không được phép chuyển nhượng sẽ không thể chiếm hữu.

Quyền sở hữu:

Sở hữu chung được hiểu là mỗi chủ sở hữu trong sản nghiệp của mình một quyền đối với tài sản là đối tượng là đối tượng của quyền sở hữu chung đó

Sở hữu một phần khi các chủ sở hữu chung một tài sản thì có quyền yêu cầu phải phân chia tài sản chung thành các phần theo tỷ lệ sở hữu

Quyền sở hữu được xác lập thông qua việc chiếm giữ tài sản; sáp nhập; chế biến; xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi

Quyền sở hữu chấm dứt khi không còn đối tượng sở hữu, khi mất hoặc từ bỏ đối tượng sở hữu;

6. Chế định nghĩa vụ:

Nghĩa vụ là một mối liên hệ pháp lý, theo đó một người buộc phải làm một việc nhất định, phù hợp với nội dung của một quyền mà một khác được hưởng. Nội dung chủ yếu của nghĩa vụ là việc một người được ở trong tình trạng có trách nhiệm đối với một người khác đối với việc chuyển giao một vật, làm hoặc thực hiện một công việc gì đó.

Chủ thể của nghĩa vụ là những người có quan hệ nghĩa vụ đối với nhau: người có quyền, gọi là chủ thể có; người có nghĩa vụ, gọi là chủ thể nợ

Khách thể là nghĩa vụ phải thực hiện: có thể là việc chuyển quyền sở hữu; thực hiện được không thực hiện một công việc nào đó

Chế tài là biện pháp dự liệu để bỏ vệ lợi ích của người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ, một khi người có nghĩa vụ không tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình.

Xác lập nghĩa vụ

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữ các bên nhằm xác lập nghĩa vụ. Gồm có 4 loại hợp đồng là hợp đồng: mua bán, thuê, lập công ty và ủy quyền.

Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận, một bên chuyển giao tài sản cho bên kìa và nhận lại một số tiền. Hợp đồng mua bán được giao kết trên cơ sở có sự ưng thuận về tài sản và giá bán. Tài sản bán phải là tài sản được tự do lưu thông, đó có thể là động sản hoặc bất động sản, một vật hữu hình hoặc vô hình.

Giá bán là một số tiền có thật, và giá bán phải có thực và được xác định, tức phải được xác định ở một ở một thời gian giao kết hợp đồng bằng một cong số. Hợp đồng mua bán được xác lập trên sự ưng thuận , một bên hứa bán, bên kia hứa mua. Người bán phải bảo quản tài sản bán cho đến khi giao cho người mua và phải chịu trách nhiệm trong trường hợp mất hoặc làm tài sản hư hỏng. Qua hợp đồng mua bán, bên bán chuyển giao sự chiếm hữu cho bên kia.

Hợp đồng cho thuê có đối tượng là một vật, một công việc phải thực hiện hoặc một công lao động được khai thác. Đây là loại hợp đồng song vụ, ưng thuận và có tính chất ngay tình.

Hợp đồng thuê tài sản thì có tài sản phải được tự do lư thông, có thể là động sản hoặc bất động sản. Hợp đồng thuê công lao động là loại hợp đồng làm thuê. Đối tượng của hợp đồng là những ngày công sử dụng của người lao động tự do. Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận, theo đó, một người thực hiện một công việc theo yêu cầu của người khác, sau đó trả cho người nhận khoán một số tiền công được ấn định theo thỏa thuận.

Hợp đồng lập công ty là sự thỏa thuận giữa nhiều người nhằm góp tài sản để cùng khai thác với mục đích thu lợi chung. Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận, theo đó một người giao cho một người khác trách nhiệm thực hiện một công việc vì lợi ích của người ủy quyền.

Các hợp đồng thực tại song vụ gồm: hợp đồng gửi giữ; hợp đồng cho mượn tài sản; hợp đồng cầm cố

Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người can thiệp vào công việc của người khác vì lợi ích của họ trong điều kiện giữa hai người không có hợp đồng ủy quyền.

Xác lập nghĩa vụ không theo ý chí, sự kiện pháp lý : đây là trường hợp sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ là một sự kiện có nguồn gốc từ hành vi trái pháp luật hoặc từ hành vi gần như trái pháp luật của con người. Hành vi trái pháp luật là hành vi có ý thức của một người nhằm gây tổn hại về thân thể hoặc tài sản cho một người khác, mang tính chất của lỗi cố ý hoặc vô ý. Hành vi gần như trái pháp luật là hành vi gây tổn hại cho người khác do tác động của đồ vật hoặc súc vật thuộc quyền sở hữu của người gây tổn hại, ngoài sự kiểm soát của người này.

Chấm dứt nghĩa vụ:

Chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo ý chí: khi đã thực hiện nghĩa vụ, miễn thực hiện nghĩa vụ, thay thế nghĩa vụ, thay thế nghĩa vụ bằng bản bán, ủy nhiệm thực hiện nghĩa vụ,

Chấm dứt nghĩa vụ theo án lệ: người có quyền tự nguyện miễn thực hiện nghĩa vụ mà không tiến hành một thể thức nào; thỏa thuận có tuyên thệ giữa các bên; thương lượng giữa các bên.

Chấm dứt bắt buộc nghĩa vụ khi hòa nhập giữa người có nghĩa vụ và người có quyền; người có quyền hoặc người có nghĩa vụ chết trong điều kiện quyền, nghĩa vụ gắn với nhân thân; đối tượng của nghĩa vụ không còn; đối với việc hết thời hiệu

Chấm dứt nghĩa vụ khi bù trừ nghĩa vụ

7. Chế định thừa kế:

Thừa kế gồm:

– Thừa kế theo pháp luật được tiến hành trong trường hợp người chết không để lại di chúc có giá trị hoặc có để lại di chúc nhưng người thừa kế theo di chúc đã chết trước khi mở thừa kế, không có năng lực tiếp nhận di sản theo di chúc hoặc ở trong tình trạng không có quyền hưởng di sản.

– Thừa kế theo di chúc. Trong di chúc là những quy định liên quan trực tiếp đến di sản, quy định về việc lập người thùa kế theo di chúc, di tặng và ủy thác tài sản. Di chúc không được phép không có nội dung thừa kế đối với hàng thừa kế thứ nhất, nếu không có di chúc sẽ bị vô hiệu

Thời điểm mở thừa kế là thời gian người có tài sản chết.

Di sản thừa kế bao gồm khối tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết và các quyền tài sản của người chết chưa thực hiện (quyền thừa kế, quyền đòi nợ). Người thừa kế là những người còn sống vào thời gian mở thừa kế

Bài viết trên đã gửi tới cho bạn những thoogn tin chi tiết và cụ thể về chế định hợp đồng của luật la mã. Nếu có những câu hỏi liên quan về chế định hợp đồng của luật la mã hãy liên hệ Công ty Luật LVN Group để được tư vấn và hỗ trợ.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com