CHÍNH SÁCH DÂN SỐ KẾ HOẠCH, HÓA GIA ĐÌNH? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - CHÍNH SÁCH DÂN SỐ KẾ HOẠCH, HÓA GIA ĐÌNH?

CHÍNH SÁCH DÂN SỐ KẾ HOẠCH, HÓA GIA ĐÌNH?

Một trong những biện pháp căn cơ giúp giải quyết vấn đề dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống chính là việc Nhà nước đề ra chính sách dân số kế hoạch, hóa gia đình . Chính sách này luôn được Nhà nước đẩy mạnh để thực hiện. Vậy có khi nào bạn đặt câu hỏi , Chính sách dân số kế hoạch, hóa gia đình là gì? Và nó có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống hiện nay?… Nếu đã có câu hỏi như thế thì không cần lo lắng, vì nội dung trình bày hôm nay sẽ làm rõ cho bạn được vấn đề này.

1.Khái  niệm 

-Chính sách dân số là gì?

Chính sách dân số (CSDS) là hệ thống các mục tiêu dân số được đề ra một cách có ý thức và cơ sở khoa học về quy mô, tốc độ tăng trưởng dân số và sự phân bố dân cư, cùng hệ thống các biện pháp (tổ chức, giáo dục, thông tin, truyền thông, kinh tế – xã hội (KTXH), y tế, hành chính, pháp luật, kỹ thuật…) nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.

-Kế hoạch hóa gia đình là gì?

Kế hoạch hóa gia đình là quá trình kiểm soát khả năng sinh con, điều chỉnh khoảng cách sinh con và số con trong gia đình. 

2.Quy định của pháp luật hiện nay  và ý nghĩa của  Chính sách dân số kế hoạch, hóa gia đình 

– Nên sinh từ 1-2 con: sinh ít con sẽ làm giảm khả năng tai biến sản khoa, tránh sa sinh dục, bảo vệ được sức khỏe người phụ nữ tránh các tình trạng kém dinh dưỡng đồng thời còn bảo vệ vẻ đẹp của người phụ nữ.

-Khoảng cách sinh con nên từ 3-5 năm: không làm tăng thêm gánh nặng cho người phụ nữ về dinh dưỡng cũng như về sức khỏe giúp giảm suy dinh dưỡng, giãm tai biến sản khoa, giúp sinh dễ. Đồng thời người mẹ có thời gian chăm sóc trẻ, tránh bệnh tật. Không sinh khoảng cách quá xa vì có thể đã quên kinh nghiệm nuôi con.

-Tuổi có con nên từ khoảng 22-35. Sinh lúc còn quá trẻ khi cơ thể chưa phát triển trọn vẹn làm tăng tai biến sản khoa, tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng cho cả mẹ và con.

Theo khoản 9 Điều 3 Pháp lệnh dân số (Số : 06/2003/PL-UBTVQH11) quy định: “Kế hoạch hoá gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khoẻ, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình”.

3. Mục tiêu phát triển

Các mục tiêu của CSDS luôn thay đổi trong các giai đoạn và phát triển. Vì vậy, cần sắp xếp thứ tự ưu tiên để có thể tập trung phương tiện, nhân lực vào chỉ đạo thực hiện một số mực tiêu, chỉ tiêu cần thiết nhất trong thời kỳ phát triển của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề dân số không thể độc lập với những vấn đề KTXH nhất định. Vì vậy, mục tiêu của CSDS phải được xác định trong môi trường KTXH cụ thể. Ta có thể thấy rõ điều này qua sự khác nhau của mục tiêu dân số giữa các quốc gia. Mặc dù có mối quan hệ ràng buộc giữa các hệ thống CSDS với hệ thống chính sách KTXH, nhưng mỗi hệ thống có mục tiêu riêng, có tính độc lập tương đối nhất định. Việc cải thiện các môi trường KTXH như hạ tỷ lệ thất nghiệp, phổ cập giáo dục phổ thông, nâng cao mức sống toàn dân, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế… đến lượt nó sẽ cải thiện được môi trường của dân số và có tác động to lớn đến việc thực thi các mục tiêu dân số. Xuất phát từ quan điểm trên, một mặt Nhà nước Việt Nam đặt CSDS trong chiến lược phát triển KTXH, mặt khác lại hoạch định riêng chiến lược và CSDS – kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) với mục tiêu và những đặc thù của nó.

4.Các biện pháp thực thi 

*Các biện pháp của chính sách dân số

  •  Các biện pháp tổ chức giáo dục, tuyên truyền về dân số và phát triển.
  •  Các biện pháp đầu tư, hỗ trợ kinh tế cho phát triển dân số
  •  Các biện pháp đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật và y tế
  • Các biện pháp hành chính – pháp luật. 

*Phương pháp kế hoạch hóa gia đình

  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên
  • Phương pháp tránh thai bằng bao cao su
  • Sử dụng thuốc tránh thai
  • Tránh thanh bằng phương pháp đặt dụng cụ vào tử cung

5.Một số câu hỏi liên quan thường gặp?

-Trường hợp nào Đảng viên sinh con thứ ba không bị kỷ luật ?

 -Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời gian sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

– Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật.

-Vấn đề già hóa dân số có  ảnh hưởng thế nào?

Già hóa dân số đang trở thành một trong những chủ đề được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Già hóa dân số sẽ tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm: thị trường lao động, tài chính, nhu cầu về các hàng hóa, dịch vụ, giáo dục, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi… đặc biệt số liệu cũng cho thấy,chỉ số già hóa của 4 vùng kinh tế trọng điểm là cao nhất trong cả nước, điều này tiềm ẩn nguy cơ thiếu nguồn nhân lực tại chỗ ở các vùng này trong thời gian tới mà giải pháp cần thiết là phải thu hút lực lượng lao động di cư.

-Bình đẳng giới trong gia đình được thể hiện thế nào ?

Thực hiện bình đẳng giới trong gia đình là vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong các hoạt động của gia đình, có ý thức trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ một cách công bằng; như quyền quyết định số con, khoảng cách sinh, số lần sinh, sinh con nào, KHHGĐ, chăm sóc nuôi dạy con cái… trên cơ sở chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau, tạo sự đồng thuận; Sự quan tâm chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau của cả vợ và chồng giúp cho sự phát triển của gia đình được ổn định và bền vững.

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com