Chính sách về thuế GTGT đối với ngành giáo dục hiện nay

 

Hiện nay xã hội phát triển, kéo theo đó nhu cầu về giáo dục cho con em phụ huynh ngày càng được chú trọng đến và nâng cao. Để ủng hộ và thúc đẩy sự phát triển về giáo dục, Nhà nước ta đã có những chính sách phù hợp  đối với ngành nghề đặc thù này. Trong nội dung trình bày hôm nay, hãy cùng chúng tôi nghiên cứu thêm về Chính sách về thuế GTGT đối với ngành giáo dục hiện nay của nước ta !.

1. Các loại thuế quy định hiện nay đối với ngành giáo dục

1.1.Thuế suất ưu đãi 

a.Quy định chung

+ Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động được áp dụng với: Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa  tại  lĩnh vực giáo dục – đào tạo dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và mội trường ( được gọi là lĩnh vực xã hội hóa).

Trong danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa đươc thực hiện theo danh mục do Thủ tướng chính phủ quyết định.

+ Miễn thuế 4 năm, giảm 50 % số thuế phải nộp trong vòng 5 năm tiếp theo với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn mà không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy đinh của nhà nước.

b.Điều kiện xét hưởng ưu đãi  thuế trong lĩnh vực giáo dục

Thứ nhất, đảm bảo hoạt động đúng lĩnh vực được hưởng ưu đãi là lĩnh vực xã hội hóa giáo dục (Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học).

Thứ hai, đảm bảo loại hình hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa giáo dục là

+ Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo hướng dẫn của đơn vị nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa;

+ Các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc thành lập các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa có đủ điều kiện hoạt động theo hướng dẫn của đơn vị nhà nước có thẩm quyền;

+ Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo hướng dẫn của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết định của đơn vị nhà nước có thẩm quyền.

Thứ ba, đảm bảo tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục.

1.2.Thuế GTGT đối với hoạt động giáo dục

+ Dạy học dạy nghề theo hướng dẫn của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học, dạy múa hát, hội họa, kiến thức chuyên môn: Đây là Đối tượng không chịu thuế GTGT.

+ Được Khấu trừ GTGT đầu vào: khóa học kế toán doanh nghiệp

 Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào mà không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.Và thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

+ Công ty có hoạt động dạy học, dạy nghề theo hướng dẫn của pháp luật thì hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Công ty chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT

2.Chính sách về thuế đối với ngành giáo dục 

Pháp luật thuế hiện hành áp dụng thống nhất đối với tất c các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân, không phân biệt trong nước, nước ngoài hay cách thức sở hữu. Các ưu đãi thuế được quy định cụ thể tại các Luật thuế; trong đó lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn được ưu tiên áp dụng các chính sách ưu đãi thuế cao nhất trong khuôn khổ pháp luật về thuế nhằm khuyến khích phát triển lĩnh vực này. Căn cứ:

  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quy định: Áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đồng thời, trường hợp doanh nghiệp thực hiện dự án đu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa giáo dục và đào tạo tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì được miễn thuế 4 năm và giảm 50% s thuế phi nộp tđa trong 9 năm tiếp theo; doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa giáo dục và đào tạo tại địa bàn khác thì được miễn thuế 4 năm và gim 50% số thuế phải nộp tối đa trong 5 năm tiếp theo.Mặt khác, Luật thuế TNDN cũng quy định miễn thuế TNDN đối với: Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo hướng dẫn của luật chuyên ngành; Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục. Đối với doanh nghiệp, t chức thực hiện chi tài trợ cho giáo dục thì cũng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
  • Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) thì hầu hết hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm: Dạy học, dạy nghề; Hoạt động xuất bản, nhập khu, phát hành báo, tạp chí, bn tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học – kỹ thuật… qua đó góp phần giảm chi phí, giá thành của các sn phm, dịch vụ giáo dục.
  • Theo quy định của các Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì chính sách ưu đãi các sắc thuế này được áp dụng căn cứ theo ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư theo hướng dẫn của pháp luật đầu tư, trong đó giáo dục là ngành nghề ưu đãi đầu tư và được áp dụng các chính sách ưu đãi như min thuế nhập khu để tạo tài sn c định của đối tượng được hưng ưu đãi đầu tư; min thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho giáo dục; min thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất của cơ sở thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;…
  • Về tiền thuê đất, theo hướng dẫn tại Nghị định số 59/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 và Nghị định số 59/ 2014/NĐ-CP  ngày 16/6/2014 của Chính ph thì các dự án xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được ưu đãi với mức tối đa là miễn tin thuê đất cho toàn bộ thời gian của dự án, mức tối thiểu bằng mức ưu đãi theo hướng dẫn của pháp luật về đất đai và pháp luật về đu tư.

3.Một số câu hỏi liên quan thường gặp?

 -Kế toán ngành giáo dục cần quan tâm những gì?

  • Thứ nhất: Khi nhận học phí của học viên các bạn hãy tiến hành Xuất hóa đơn.
  • Thứ hai: Doanh nghiệp không phải chịu thuế GTGT, Kế toán vẫn tiến hành  kê khai thuế GTGT hàng tháng.
  • Thứ ba: Trong  trường hợp Phát sinh thuế thu nhập cá nhân(TNCN) thì làm báo cáo thuế  thu nhập cá nhân theo tháng hoặc  quý. Còn nếu không phát sinh  thuế Thu nhập cá nhân thì cuối năm làm quyết toán thuế TNCN nộp.

-Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục cần quan tâm những vấn đề gì?

+ Doanh nghiệp vẫn tiến hành xuất hóa đơn cho hoạt động dạy học, dạy nghề cho hoạt động dạy tiếng anh và tin học nhưng nội dung phần thuế suất gạch chéo, không ghi.

+ Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với đơn vị thuế.

+ Công ty được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT nếu đáp ứng điều kiện để được khấu trừ; Công ty không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT; Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được..

-Ai là người phải đóng thuế giá trị gia tăng?

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu)”

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com