Chủ thể nào có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Chủ thể nào có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm?

Chủ thể nào có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm?

Giám đốc thẩm là thủ tục xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật khi có vi phạm thủ tục tố tụng. VÌ vậy, thành phần hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải là những người công tâm, nghiêm minh khi thực thi pháp luật. Mời quý bạn đọc cùng LVN Group nghiên cứu thông tin về Chủ thể nào có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm trong nội dung trình bày dưới đây.

1. Thẩm quyền giám đốc thấm

Thẩm quyền giám đốc thẩm được xác định bởi tính chất giám đốc thẩm và căn cứ vào cơ cấu hệ thống tổ chức của tòa án. Theo quy định tại Điều 337 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân tối cao, tòa án nhân dân cấp cao mới có thẩm quyền giám đốc thẩm các bản án, quyết định giải quyết vụ án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Căn cứ:

– Uỷ ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân cấp cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị.

– Hội đồng thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân câp cao bị kháng nghị. Trong trường hợp có nhiều bản án, quyết định đã CÓ hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân sự bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm toàn bộ.

2. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị nên giống như ở thủ tục phúc thẩm, các thành viên của hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải là những thẩm phán xét xử chuyên nghiệp. Trong hội đồng xét xử giám đốc thẩm, không có sự tham gia của hội thẩm nhân dân. Thành phần hội đồng xét xử giám đốc thẩm được quy định tại Điều 66 và Điều 337 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau: I

– Uỷ ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán đối với bản án, I quyết định của tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Đối với bản án, quyết định của tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án nhân dân cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được uỷ ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án thì uỷ ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm gồm toàn thể uỷ ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao.

– Hội đồng thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng hội đồng xét xử gồm năm thẩm phán đối với bản án, quyết định của tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân cấp cao có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bàng hội đồng xét xử gồm năm thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm gồm toàn thể Hội đồng thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao.

Những vụ án có tính chất phức tạp nêu ữên là những vụ án thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Quy định của pháp luật về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án chưa rõ ràng, chưa được hướng dẫn áp dụng thống nhất;

– Việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật có nhiều ý kiến khác nhau;

– Việc giải quyết vụ án liên quan đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Việc uỷ ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao tổ chức xét xử giám đốc thẩm bằng hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán hay toàn thể uỷ ban thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao do chánh án tòa án nhân dân cấp cao xem xét, quyết định. Việc Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng hội đồng xét xử gồm năm thẩm phán hay toàn thể Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

3. Chuẩn bị mở phiên tòa giám đốc thẩm

Để sớm sửa chữa được những sai lầm trong các bản án, quyết định bị kháng nghị, tòa án mở phiên tòa giám đốc thẩm càng sớm càng tốt. Điều 339 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định phiên tòa giám đốc thẩm phải được tiến hành trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận kháng nghị kèm theo hô sơ vụ án. Trong thời hạn này, tòa án tiến hành tất cả các công việc cần thiết cho việc mở phiên tòa giám đốc thẩm.

Saukhi nhận được kháng nghị, tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm yễu cầu tòa án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án mình nghiên cứu chuẩn bị xét xử. Chánh án tòa án phân công một thẩm phán là thành viên của hội đồng xét xử chịu trách nhiệm chính trong việc chuẩn bị xét xử. Thành viên này có nhiệm vụ nghiên cứu lại trước hồ sơ vụ án, bản án, quyết định bị kháng nghị, bàn kháng nghị, kết luận viết của viện kiểm sát (nếu có) và làm bằn thuyết trình về vụ án. Các thành viên khác của hội đồng xét xử cũng tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án, nắm vững nội dung vụ án để tham gia xét xử.

Nội dung bản thuyết trình phải tóm tắt được nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp tòa án, nội dung của kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi trước cho các thành viên hội / đồng giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.

4. Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là thủ tục tố tụng xét lại bản án, quyết định đã 1 có hiệu lực pháp luật. Do vậy, để bảo đảm thủ tục này tiến hành đúng pháp luật, viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải tham gia tất cả các phiên tòa giám đốc thẩm để thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Mặt khác, việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm được tiến hành chủ yếu dựa vào hồ sơ vụ án nên những người tham gia tố tụng cũng không buộc phải tham gia phiên tòa. Tòa án chỉ triệu tập đương sự hoặc người uỷ quyền hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm khi xét they cần thiết cho việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (Điều 338 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015). Tuỳ trường hợp cụ thể, tòa án xác định những người cần triệu tập đến tham gia phiên tòa. Trong trường hợp triệu tập ai đến tham gia phiên tòa thì tòa án phải gửi giấy triệu tập cho họ và trong giấy triệu tập phải ghi rõ ngày, giờ, địa điểm mở phiên tòa. Trường hợp có người được tòa án triệu tập vắng mặt tại phiên tòa thì hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa.

5. Phạm vi giám đốc thẩm

Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm nhằm khắc phục, sửa chữa những sai lầm trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, về nguyên tắc, để khắc phục, sửa chữa những sai lầm trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì hội đồng giám đốc thẩm ị phải được xét lại toàn bộ nội dung bản án, quyết định bị kháng nghị. Tuy vậy, để tránh làm mất tính ổn định của bản án, quyết định, kéo dài việc giải quyết vụ ăn, Điều 342 BLTTDS năm 2015 quy định hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phầri quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Mặt khác, hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đưcmg sự trong vụ án.

Trên đây là nội dung trình bày gửi tới thông tin về Chủ thể nào có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm mà LVN Group muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng nội dung trình bày sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý khách hàng còn câu hỏi hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với LVN Group !!

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com