Chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông

Chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông

Giấy chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông là một trong những giấy tờ cần thiết phải thực hiện để xác định chất lượng của thiết bị đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên khá nhiều người mơ hồ về vấn đề này, vậy nên trong nội dung trình bày hôm nay chúng tôi sẽ gửi tới các thông tin cần thiết về giấy chứng nhận hợp quy này để mọi người cùng cân nhắc.

1. Tại sao cần phải có giấy chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông

Hiểu một cách đơn giản về nguyên nhân thì quy định bắt buộc phải có giấy chứng nhận hợp quy của các thiết bị viễn thông chính là: Để xác nhận thiết bị này có phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định do bộ Thông tin và Truyền thông ban hành được không.

Mặt khác giấy chứng nhận này như một cách đảm bảo thiết bị sẽ tương thích trong kết nối, an toàn khi sử dụng mạng viễn thông quốc gia: Từ tương thích với điện từ trường, tiết kiệm tài nguyên phổ tần số, an toàn với người sử dụng, và không ảnh hưởng đến môi trường.

Những quy định này đều được ban hành theo QCVN 4:2009/BKCN. Vậy nên dù là đơn vị doanh nghiệp hay tổ chức, cá nhân trước khi tiến hành sản xuất hoặc nhập khẩu. Nếu không có giấy chứng nhận này sẽ không được lưu thông trên thị trường.

2. Danh sách các thiết bị viễn thông phải có giấy chứng nhận hợp quy

Theo quy  định hiện hành mới nhất về chứng nhận hợp quy  là thông tư số 11/2020-TT-BTTTT, thì những danh mục các thiết bị viễn thông sau đây sẽ bắt buộc phải có giấy chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy để tránh ảnh hưởng, can nhiễu đến các thiết bị khác:

  • Điện thoại di động, mục này sẽ bao gồm cả những những điện thoại di động smartphone 2G/ 3G/ 4G LTE/ 5G/ WLAN.
  • Các thiết bị có chức năng sử dụng mạng không dây như: Bộ định tuyến, máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy tính bảng, thiết bị cổng.
  • Điện thoại không dây kéo dài, điện thoại DECT, bộ đàm.
  • Máy kiểm tra kho có chức năng đọc thẻ RFID, RFID reader, thiết bị đầu cuối 2G/ 3G/ 4G LTE/ 5G.
  • Smart Tivi, máy nghe nhạc, máy dịch thuật có thu phát sóng vô tuyến, máy in, thiết bị phát lặp Wifi.
  • Điều khiển từ xa, radar cự ly ngắn, chìa khóa Smart key sử dụng cho ô tô, xe máy, các cảm biến kết nối không dây.
  • Các thiết bị thu phát sóng sử dụng trong nhà thông minh như: cảm biến, gateway trung tâm, khóa cửa thông minh, công tắc,,…
  • Thiết bị trạm gốc, flycam,…

Tất cả những thiết bị này đều bắt buộc phải có giấy chứng nhận hợp quy và tiến hành công bố hợp quy rồi mới được bán ra thị trường.

3. Giấy chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông dựa trên phương thức nào?

Các phương thức để cấp giấy chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông

Để cấp giấy chứng nhận hợp quy cho các thiết bị viễn thông đúng quy định, đơn vị có thẩm quyền sẽ dựa vào phương thức được ban hành tại thông tư 10/2020/TT-BTTTT vào ngày 07/05/2020/ Căn cứ gồm 3 phương thức như sau:

Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình

Phương thức này áp dụng cho các sản phẩm, hàng hóa đã có chứng nhận của quản lý chất lượng ISO 9001 hoặc hệ thống quản lý chất lượng tương đương.  Phương thức này sẽ có hiệu lực 3 năm và gồm các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp sẽ lấy tự lấy mẫu để tiến hành thử nghiệm.
  • Bước 2: Làm và nộp hồ sơ chứng nhận hợp quy
  • Bước 3: Tổ chức có thẩm quyền sẽ chứng nhận đánh giá kết quả.
  • Bước 4: Thanh toán phí và nhận giấy chứng nhận hợp quy.

Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu và đánh giá quá trình sản xuất

Thử nghiệm mẫu và đánh giá quy trình sản xuất trước khi cấp giấy chứng nhận

Phương thức này sẽ áp dụng cấp giấy chứng nhận hợp quy cho những sản phẩm, hàng hóa có quy trình sản xuất và giám sát đảm bảo chất lượng, nhưng không có chứng chỉ ISO 9001 hoặc chứng nhận của quản lý chất lượng tương đương. Phương thức này sẽ được thực hiện qua 7 bước:

  • Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành làm hồ hợp đề nghị chứng nhận hợp quy cùng với quy trình quản lý chất lượng của sản phẩm.
  • Bước 2: Tổ chức có thẩm quyền sẽ đến trực tiếp tại doanh nghiệp để đánh giá quy trình cũng như lấy mẫu thử nghiệm.
  • Bước 3: Doanh nghiệp sẽ mang mẫu đã được lấy và niêm phong đó mang đến phòng thử nghiệm được chỉ định.
  • Bước 4: Nộp kết quả thử nghiệm cho tổ chức chứng nhận.
  • Bước 5: Tổ chức sẽ đánh giá kết quả thử nghiệm.
  • Bước 6: Thanh toán phí và nhận giấy chứng nhận hợp quy.

Cũng như phương thức 1, giấy chứng nhận hợp quy này cũng chỉ có hiệu lực trong 3 năm.

Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô hàng hóa, sản phẩm

Nếu những hàng hóa, sản phẩm không thể áp dụng phương thức 1 và 5 để cấp giấy chứng nhận hợp quy, thì sẽ áp dụng phương thức 7. Quy trình thực hiện như sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp sẽ làm hồ sơ đề nghị chứng nhận hợp quy cùng hồ sơ của lô sản phẩm, hàng hóa cần chứng nhận. Hồ sơ hàng hóa này có thể là hàng nhập khẩu (invoice, waybill, PO), hàng sản xuất trong nước, tờ khai hải quan.
  • Bước 2: Tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận mẫu sẽ tiến hành đến tại doanh nghiệp để lấy mẫu và niêm phong mẫu.
  • Bước 3: Doanh nghiệp mang mẫu đã được niêm phong đó đến tại phòng thử nghiệm đã được chỉ định để tiến hành thử nghiệm.
  • Bước 4: Doanh nghiệp nộp kết quả thử mẫu đó cho đơn vị, tổ chức chứng nhận.
  • Bước 5: Tổ chức sẽ tiến hành đánh giá kết quả và các hồ sơ liên quan.
  • Bước 6: Doanh nghiệp trả phí và nhận giấy chứng nhận hợp quy.

Lưu ý phương thức này chỉ đánh giá theo lô hàng, nên lô hàng nào được đánh giá thì giấy chứng nhận chỉ có hiệu lực với lô hàng đó mà thôi.

4. Giấy chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông gồm những nội dung gì?

Nội dung bắt buộc phải có trong giấy chứng nhận hợp quy

Theo thông tư 10/2020/TT-BTTTT mới nhất về quy định cấp giấy chứng nhận hợp quy. Thì một giấy chứng nhận đạt chuẩn, có hiệu lực phải có những nội dung sau đây:

  • Tên sản phẩm: Sẽ phải ghi trọn vẹn tên của sản phẩm đó.
  • Ký hiệu: Ghi chính xác mã ký hiệu sản phẩm được cấp giấy
  • Hãng, nơi sản xuất hàng hóa, sản phẩm.
  • Đơn vị được cấp: Ghi tên doanh nghiệp đề nghị cấp giấy chứng nhận hợp quy.
  • Phù hợp tiêu chuẩn: Liệt kê các thông tư liên quan đến việc chứng nhận hợp quy cho sản phẩm đó.
  • Số hiệu kiểm tra thử nghiệm mẫu, do đơn vị nào thực hiện, thuộc trung tâm nào.
  • Thông tin liên quan: Ngày cấp, nơi cấp, có hiệu lực đến khi nào.
  • Phải có chữ ký và đóng dấu hợp pháp của trung tâm kiểm định và chứng nhận.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về giấy chứng nhận hợp quy của thiết bị viễn thông. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thiết bị này. Nếu có những câu hỏi cần trả lời, nhu cầu dịch vụ cấp giấy chứng nhận hợp quy thiết bị viễn thông, bạn có thể liên hệ để được hỗ trợ trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com