Chuyển đổi quyền sử dụng đất chủ yếu diễn ra tại khu vực nông thôn nhằm thuận lợi cho việc đi lại, canh tác nông nghiệp. Vậy thủ tục chuyển đổi đất đai có phức tạp không? Quy định của pháp luật về vấn đề này thế nào? Hãy cùng theo dõi nội dung trình bày của Công ty Luật LVN Group để trả lời những câu hỏi !.
chuyển đổi đất đai
1. Chuyển đổi đất đai là gì?
Chuyển đổi đất đai là một cách thức chuyển quyền sử dụng đất, trong đó các bên (hộ gia đình, cá nhân trong cùng một xã, phường, thị trấn) chuyển giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nhau (đổi đất nông nghiệp), các bên vừa là người chuyển đổi nhưng cũng đồng thời là người nhận chuyển đổi.
Đối tượng chuyển đổi quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau.
2. Điều kiện thực hiện chuyển đổi đất đai
Về điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Điều 190 Luật đất đai năm 2013 quy định:
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ
Chỉ cần có nhu cầu chuyển đổi và có đủ điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận (hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất);
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất nông nghiệp không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Vì vậy, việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chỉ được thực hiện khi các chủ thể chuyển đổi và nhận chuyển đổi ở trong cùng một xã, phường, thị trấn và việc chuyển đổi này phải để thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
3. Đối tượng được chuyển đổi quyền sử dụng đất
Chuyển đổi đất là việc chuyển các quyền và nghĩa vụ trong việc sử dụng đất giữa các chủ thể sử dụng. Vì vậy, bản thân đất đai không phải là đối tượng của sự chuyển dịch trong hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất mà đối tượng là quyền sử dụng đất trên một diện tích đất nhất định.
Vì vậy, chủ thể được chuyển đổi phải là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc là quyền sử dụng đất của các chủ thể này được xác lập thông qua các hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Không phải tất cả các loại đất quy định tại Điều 13 Luật đất đai được chuyển đổi quyền sử dụng đất mà chỉ được chuyển đổi những loạỉ đất sau:
– Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất nuôi ưồng thuỷ sản, đất làm muối;
Đối với đất nông nghiệp, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, hoặc do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất thì được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân khác trong cùng xã, phường, thị trấn để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Khi người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất, các bên không chỉ tuân thủ những quy định của luật dân sự mà còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai. Thông qua hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng, lợi ích từ đất đai của các chủ thể có quyền sử dụng đất.
4. Trình tự thực hiện việc chuyển đổi quyền sử dụng đất
Căn cứ theo hướng dẫn tại điều 60,61,79 Nghị định 43/2014/NĐ-Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT trình tự, thủ tục thực hiện việc chuyển đổi đất đai như sau:
– Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dồn điền đổi thửa được nộp chung cho các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi đất nông nghiệp gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận theo mẫu số 10/ĐK của từng hộ gia đình, cá nhân;
+ Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp hoặc bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất đang thế chấp tại tổ chức tín dụng;
+ Văn bản thoả thuận về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;
+ Phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của ủy ban nhân dân cấp xã đó được ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt;
+ Biên bản giao nhận ruộng đất theo phương án “dồn điền đổi thửa” (nếu có).
– Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa” gồm có:
+ Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất.
+ Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng kí đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận là văn phòng đăng kí đất đai
5. Nghĩa vụ của các bên khi thực hiện chuyển đổi đất đai
Nghĩa vụ của các bên chuyển đổi quyển sử dụng đất được quy định như sau:
– Chuyển giao đất cho nhau đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, sắ hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;
– Sử dụng đẩt đúng mục đích, đúng thời hạn;
– Chịu lệ phí về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất đối với diện tích đất mà mình được chuyển đổi và thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất theo hướng dẫn của Bộ luật này và pháp luật về đất đai;
– Thanh toán tiền chênh lệch, nếu giá trị quyền sử dụng đất chuyển đổi của một bên cao hơn, trừ Trường hợp có thoả thuận khác;
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi chia sẻ về quy định của pháp luật về chuyển đổi đất đai cũng như thủ tục thực hiện để quý bạn đọc hình dung rõ hơn về cách thực hiện. Công ty Luật LVN Group chuyên hỗ trợ khách hàng về thủ tục về đất đai nhanh chóng, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất !.