Có các loại giấy phép quảng cáo nào? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Có các loại giấy phép quảng cáo nào?

Có các loại giấy phép quảng cáo nào?

Hẳn bạn đọc đã từng ít nhất một lần nghe đến thuật ngữ Giấy phép quảng cáo. Vậy có các loại giấy phép quảng cáo nào? Sau đây, Luật LVN Group sẽ phân tích để quý bạn đọc có cái nhìn khách quan và chính xác hơn về thuật ngữ này.

1. Giấy phép quảng cáo là gì?

Giấy phép quảng cáo là loại giấy phép được gửi tới cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu mong muốn quảng cáo dịch vụ hay sản phẩm của mình đến tay của người tiêu dùng. Để sở hữu giấy phép quảng cáo một cách hợp pháp, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất hay cá nhân cần phải nộp hồ sơ lên đơn vị nhà nước để thẩm định và xét duyệt. Nếu tất cả hợp lệ, bạn sẽ được sỡ hữu ngay giấy phép quảng cáo ngay sau đó.

Có các loại giấy phép quảng cáo nào?

Nhờ giấy phép quảng cáo mà rất nhiều doanh nghiệp, thương nhân có được một lượng khách hàng ổn định, khi độ phủ sóng phổ biến của sản phẩm đó rộng hơn nữa nó còn đem lại nguồn kinh tế lớn hơn cho doanh nghiệp.

2. Các loại giấy phép quảng cáo

  • Quảng cáo trên dù che, xe đẩy, thùng hàng, cờ phướn, trong siêu thị, trung tâm thương mại, cao ốc (văn phòng, nhà ở) phải tuân theo pháp luật về quảng cáo và đảm bảo các điều kiện sau:
    • Các loại xe đẩy, thùng hàng trên xe không được dùng âm thanh để quảng cáo ( bằng lời nói trực tiếp, băng cassette thu âm sẵn, phát các bản nhạc)
    • Các loại dù che, cờ phướn chỉ được đặt trong khuôn viên của nơi kinh doanh, địa điểm tổ chức
    • Quảng cáo rao vặt phải tuân theo hướng dẫn của pháp luật về quảng cáo với điều kiện: “chỉ được quảng cáo tại các điểm thông tin quảng cáo rao vặt miễn phí theo hướng dẫn
  • Quảng cáo bằng băng rôn.
  • Quảng cáo bằng biển, bảng, panô
  • Quảng cáo bằng biển đèn neon sign, bạt thả gắn khung đặt ốp, gắn hoắc sơn vẽ tại trung tâm thương mại, siêu thị, cao ốc (văn phòng – nhà ở).
  • Quảng cáo tại dải phân cách
  • Quảng cáo tại các nhà chờ, điểm bán vé xe buýt, quảng cáo trên xe buýt cũng cần phải làm thủ tục cấp giấy phép quảng cáo trên xe
  • Quảng cáo bằng màn hình điện tử
  • Quảng cáo tấm lớn trong khu vực vành đai I
  • Quảng cáo tấm lớn trong khu vực vành đai II
  • Quảng cáo tấm lớn ngoài khu vực vành đai III
  • Quảng cáo tấm lớn tại hai bên hành lang giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt.
  • Quảng cáo các sản phẩm dinh dưỡng thay thế sữa mẹ.

3. Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo

Tương ứng với mỗi loại hàng hóa quảng cáo thì sẽ có các đơn vị quản lý khác nhau, họ sẽ đảm nhận cấp giấy phép quảng cáo cho các tổ chức và cá nhân

  • Cục quản lý dược đảm nhiệm về đơn xin phép quảng cáo cho nội dung quảng cáo về thuốc
  • Cục an toàn thực phẩm đảm nhiệm về đơn xin phép quảng cáo cho nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa và dinh dưỡng dùng cho trẻ
  • Cục quản lý khám, chữa bệnh đảm nhiệm cấp giấy xác nhận quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của cơ sở do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp phép hoạt động
  • Cục quản lý y dược cổ truyền, đảm nhiệm cấp giấy phép quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của cơ sở khám chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động
  • Cục quản lý môi trường y tế đảm nhiệm cấp giấy phép quảng cáo hóa chất, lĩnh vực chế phẩm diệt côn trùng diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
  • Cụ quản lý trang thiết bị và công trình y tế đảm nhiệm cấp giấy phép nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế
  • Mỹ phẩm của cơ sở đứng tên trên phiếu công bố mỹ phẩm có trụ sở chính đặt tại địa bàn thuộc quản lý của Sở Y tế.

4. Thời hạn, chi phí cấp giấy phép quảng cáo

4.1. Thời hạn

Thời hạn hiệu lực của giấy phép quảng cáo sẽ phụ thuộc vào từng sản phẩm quảng cáo khác nhau.

Ví dụ: Đối với quảng cáo thực phẩm chức năng, thời hạn của giấy phép quảng cáo sẽ được tính là hết hạn cùng với ngày giấy phép phù hợp với quy định an toàn thực phẩm (hay còn gọi nôm na là giấy phép công bố) hết hiệu lực.

Mặt khác, thời hạn giấy phép quảng cáo còn phụ thuộc vào việc sản phẩm quảng cáo có sự thay đổi về hồ sơ công bố, bị thù hồi giấy công bố hoặc có sự thay đổi về thành phần sản phẩm…vv. Do đó, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà giấy phép quảng cáo có hiệu lực khác nhau.

4.2. Chi phí

Chi phí xin giấy phép quảng cáo phụ thuộc vào từng sản phẩm quảng cáo và có sự khác nhau.

Ví dụ: Lệ phí xin giấy phép quảng cáo cho mỹ phẩm sẽ khác xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng (lệ phí nhà nước đối với quảng cáo mỹ phẩm là 1.600.000 VND)

Mặt khác, chi phí xin giấy phép quảng cáo còn bao gồm phí dịch vụ xin giấy phép quảng cáo trong trường hợp sử dụng dịch vụ xin giấy phép.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về các loại giấy phép quảng cáo, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể trả lời giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình nghiên cứu kiến thức trên thực tiễn diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn câu hỏi hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com