Cơ cấu tổ chức chính phủ Việt Nam - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Cơ cấu tổ chức chính phủ Việt Nam

Cơ cấu tổ chức chính phủ Việt Nam

Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến cơ cấu tổ chức Chính phủ của Việt Nam Hãy cùng LVN Group theo dõi nội dung trình bày dưới đây.

Cơ cấu tổ chức chính phủ Viêt Nam

Quy định chung về đơn vị thuộc Chính Phủ

Thủ trưởng đơn vị thuộc Chính phủ không phải là thành viên Chính phủ; không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng có quyền hạn hành quy chế công tác, chế độ thông tin. báo cáo của đơn vị và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó.

Các đơn vị thuộc Chính phủ bao gồm:

Ngoài bộ và đơn vị ngang bộ, trong cơ cấu tổ chức Chính phủ còn có các đơn vị thuộc Chính phủ. Hiện có 09 đơn vị thuộc Chính phủ, gồm:

+ Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;

+ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam;

+ Đài truyền hình Việt Nam; Đài tiếng nói Việt Nam;

+ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;

+ Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam;

+ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam;

+ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Bộ máy tổ chức Chính phủ của ba nhiệm kỳ vừa qua (trước khi thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước năm 2018), có 08 đơn vị thuộc Chính phủ. Các đơn vị thuộc Chính phủ không có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực, do đó, không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật (trường hợp cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì phải được một bộ nào đó xây dựng và trình, ví dụ: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng và trình các văn bản quy phạm pháp luật về Bảo hiểm Xã hội Việt Nam).

 Cơ cấu tổ chức của chính phủ ?

Trong kì họp thứ nhất của mỗi khoá, Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ cho phù hợp, trên cơ sở căn cứ vào quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 hiện hành.

Nhìn lại các quy định của Hiến pháp Việt Nam về tổ chức Chính phủ cho thấy, Hiến pháp năm 1946 quy định Chính phủ gồm:

– Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Nội các (Nội các gồm Thủ tướng, bộ trưởng và thứ trưởng), Phó Thủ tướng có thể là thành viên Chính phủ (Điều 44).

Hiến pháp năm 1959 ra đời đã có thay đổi nhất định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng Chính phủ, tại Điều 72 Hiến pháp quy định Hội đồng Chính phủ gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban nhà nước và Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước. Điểm khác biệt trong cơ cấu của Hội đồng Chính phủ so với Chính phủ theo Hiến pháp năm 1946 là không có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và thứ trưởng.

Hiến pháp năm 1980 quy định Hội đồng bộ trưởng gồm có: Chủ tịch, các phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các bộ trưởng và Chủ nhiệm Ưỷ ban nhà nước. Thành viên Hội đồng bộ trưởng do Quốc hội bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm.

Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 quy định: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có bộ và đơn vị ngang bộ, Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và đơn vị ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Mỗi bộ và đơn vị ngang bộ thực hiện chức năng quản lý đối với ngành và lĩnh vực nhất định.

Trên cơ sở kế thừa mô hình tổ chức Chính phủ trong các hiến pháp trước, đồng thời khẳng định quan điểm về đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay, đảm bảo thực hiện quyền hành pháp, Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 xác định rõ hơn thành phần của Chính phủ. Thành viên Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng và thủ trưởng đơn vị ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định (Điều 2 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015). Thủ tướng Chính phủ là đại biểu Quốc hội, do Quốc hội bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Các thành viên khác của Chính phủ do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Cũng như Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 không quy định các thành viên của Chính phủ (ngoài Thủ tướng) phải là đại biểu Quốc hội. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định:

“Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhãn dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp” (Điều 70).

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm bộ, đơn vị ngang bộ. Việc thành lập, bãi bỏ bộ, đơn vị ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Vị trí, chức năng của bộ, đơn vị ngang bộ đã được Luật tổ chức Chính phủ quy định:

“Bộ, đơn vị ngang bộ là đơn vị của Chỉnh phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vỉ toàn quốc ” (khoản 1 Điều 39).

Vì vậy, luật hiện hành đã bỏ chức năng của bộ, đơn vị ngang bộ trong việc thực hiện uỷ quyền chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước so với Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. Đồng thời, Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 bổ sung chức năng tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc của bộ trưởng, thủ trưởng đơn vị ngang bộ. Việc điều chỉnh này là một trong những đổi mới cần thiết hướng tới sự phân công rành mạch giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với bộ, đơn vị ngang bộ.

Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định cụ thể số lượng cấp phó và cơ cấu tổ chức của bộ, đơn vị ngang bộ. Cơ cấu tổ chức của bộ, đơn vị ngang bộ được luật quy định gồm vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập. về số lượng cấp phó, Luật quy định:

“Số lượng thứ trưởng, phó thủ trưởng đơn vị ngang bộ không quá 05; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 06. Trong trường hợp do sáp nhập bộ, đơn vị ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của đơn vị có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định ” (khoản 2 Điều 38).

“Sổ lượng cẩp phó của người đứng đầu tổng cục không quá 04; Bộ trưởng, Thủ trưởng đơn vị ngang bộ quyết định sổ lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm bình quân không quả 03 người trên một đơn vị” (khoản 2 Điều 40).

 

Trên đây LVN Group đã giúp bạn nghiên cứu về cơ cấu tổ chức chính phủ của nước ta. Trong quá trình nghiên cứu nếu có câu hỏi câu hỏi xin vui lòng liên hệ website của Công ty Luật LVN Group để được trả lời.

 

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com