Có nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng?

Có nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng? Đây là câu hỏi có vẻ khá đắn đo cho các nhà đầu tư hiện nay. Nếu như cách đây mấy năm, người đầu tư coi cổ phiếu ngân hàng là hàng “hot” trên thị trường chứng khoán, thì đến nay các mã cổ phiếu này lại có vẻ ế ẩm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như vậy? Và thời gian nào thì nên thực hiện việc đầu tư cổ phiếu  ngân hàng? Để nghiên cứu thêm về vấn đề này, mời các bạn đọc bài viêt sau đây !.

1.Đặc trưng khi đầu tư cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc thù với mô hình hoạt động khác với các doanh nghiệp sản xuất thông thường. Bản chất của ngành ngân hàng đó là nhận vốn gửi từ các cá nhân, tổ chức và cho vay lại nguồn vốn đó. Với bản chất này, chúng ta cần lưu ý nghiên cứu một số điểm chính như sau:

Thứ nhất là các thông tin liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng (hoạt động đầu vào), bao gồm:

  • Giá vốn.
  • Tăng trưởng huy động vốn.

Thứ hai là quá trình ngân hàng xử lý nội bộ các vấn đề liên quan đến quản lý vốn như:

  • Hệ thống quản trị rủi ro.
  • Các dịch vụ gia tăng mà ngân hàng gửi tới cho khách hàng.

Thứ ba là các vấn đề liên quan đến chất lượng đầu ra của nguồn vốn (chất lượng cho vay), bao gồm:

  • Chất lượng khách hàng.
  • Tăng trưởng tín dụng.

2.Tiềm năng của việc đầu tư cổ phiếu ngân hàng 

Ngân hàng được xem là một trong những trụ cột cần thiết của nền kinh tế. Điều này cũng thể hiện rõ trên thị trường chứng khoán qua quy mô vốn hóa và tốc độ tăng trưởng của các cổ phiếu ngân hàng. Chính vì vậy, khi đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng, nhà đầu tư sẽ có được những lợi ích sau:

  • Trong danh mục của một trong những thiên tài cổ phiếu – Warren Buffett thỉ cổ phiếu ngân hàng thuộc nhóm 3 ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất (cổ phiếu tài chính chiếm gần 30% danh mục tài sản đầu tư).
  • Ngân hàng là ngành kinh doanh có nhiều lợi thế cạnh tranh như: Rào cản gia nhập ngành lớn bởi vì các quy định về pháp lý để mở ngân hàng không hề đơn giản. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng luôn cao hơn GDP, theo thống kê trung bình ngành bán lẻ tăng trưởng 10% – 11%/ năm thì ngành ngân hàng tăng trưởng tín dụng 13% – 15%/ năm. 
  • Hơn nữa, các ngân hàng được mở cần đáp ứng tiêu chỉ giới hạn về quy mô với mức vốn điều lệ thấp nhất 3000 – 5000 tỷ, thể hiện được sự đảm bảo nhất định cho các ngân hàng.

3.Thực trạng hiện nay đối với lĩnh vực đầu tư cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu “vua”, hay “đại gia” đã từng có thời gian các mã mang “họ” ngân hàng được giới đầu tư “săn đuổi”. Nhiều người gọi đó là thời kỳ “vượng” của hệ thống ngân hàng khi khách hàng đua nhau “gõ cửa” để vay tiền. Không phải tìm cách cạnh tranh để hút khách, ngân hàng cứ mở ra là có lãi. Lợi nhuận của các ngân hàng lớn, với những con số nghìn tỷ đồng giúp ngành này trở thành kênh “hốt bạc”, các tổng công ty lớn, hay bộ, ngành đều xin thành lập ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng “leo” đến con số hơn 30%, thậm chí là 40%. Cũng vì thế mà các mã cổ phiếu ngân hàng được giới đầu tư đánh giá cao, hầu như ai cũng muốn sở hữu các mã cổ phiếu này. Họ “săn” bằng mọi cách, mua trên sàn giao dịch không chính thức (sàn OTC), hay khi mã cổ phiếu được niêm yết, hoặc tìm cách để được mua cổ phiếu ưu đãi.

Thực tế, sự bùng phát của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế kéo theo sự sụt giảm về nhu cầu tín dụng, kéo biên lợi nhuận của ngành ngân hàng đi xuống. Tuy nhiên, để đảm bảo được kết quả ổn định như vừa qua là sự chủ động của ngành ngân hàng như trích lập dự phòng, kiểm soát chi phí, đẩy mạnh số hóa…

Hơn nữa, hệ số P/B (thị giá cổ phiếu so với giá trị sổ sách) của các cổ phiếu ngành ngân hàng đang có xu hướng giảm về quanh mức 1 lần (ngoại trừ VCB của Vietcombank đang ở mức 3,2 lần và BID của BIDV đang ở mức 1,9 lần) đang mang lại cơ hội đầu tư mới tại nhóm cổ phiếu “vua” này.

Tuy nhiên , theo dự đoán Trong năm 2023, diễn biến của lãi suất có thể sẽ có sự khác biệt giữa nửa đầu năm và nửa cuối năm. Nhiều khả năng lãi suất huy động sẽ vẫn chịu áp lực tăng trong nửa đầu năm 2023, với CPI theo ước tínhlà 5,2%. Sau đó, lãi suất huy động có thể sẽ hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2023, khi áp lực lạm phát giảm dần, CPI theo ước tính là 3,4% trong nửa cuối năm 2023. Trong cả năm, lãi suất huy động dự kiến sẽ tăng khoảng 70-80 bps và tiệm cận mức trước Covid tại một số ngân hàng.

Về chất lượng tín dụng, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng có thể vẫn được kiểm soát trong 6 tháng cuối năm 2023, mặc dù tỷ lệ hình thành nợ xấu được dự báo tăng trong nửa cuối năm do các khoản vay tái cơ cấu hết thời hạn cơ cấu. Các ngân hàng lớn đã chuẩn bị cho tình huống này với bộ đệm rủi ro tín dụng tương đối vững chắc (VCB, BID, ACB, MBB và TCB).

Tuy nhiên, rủi ro tín dụng liên quan đến lĩnh vực bất động sản & thị trường trái phiếu doanh nghiệp cần tiếp tục được theo dõi chặt chẽ, vì các ngân hàng có thể chưa trích lập dự phòng trước nhiều cho lĩnh vực này ở thời gian hiện tại. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng cho năm 2023 có thể chịu áp lực lớn hơn so với năm 2023, do rủi ro liên quan đến lĩnh vực bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể dần hiện hữu.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com