Có phải tăng vốn điều lệ trước khi thay đổi thành viên sở hữu vốn? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Có phải tăng vốn điều lệ trước khi thay đổi thành viên sở hữu vốn?

Có phải tăng vốn điều lệ trước khi thay đổi thành viên sở hữu vốn?

Chị Linh có câu hỏi:

Chào Luật sư!

Trước tiên cho tôi gửi lời thăm sức khỏe và chúc LS thành công trong cuộc sống.

Sau đây, Luật sư giúp tôi giải quyết vấn đề này !! (Tôi là sinh viên mới ra trường vừa vào làm cho một Công ty cổ phần. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹn mong LS tư vấn và chỉ giáo).

Công ty của tôi là Công ty cổ phần (X) mua lại 70% giá trị tài sản của Công ty TNHH 2 thành viên (Y).

Sau khi thẩm định giá trị tài sản của Công ty Y được 50 tỷ đồng (70% giá trị tài sản tương đương 35 tỷ đồng). Trong khi đó, Công ty Y đăng ký vốn điều lệ 15 tỷ đồng.

Khi Công ty Y đăng ký lại giấy phép kinh doanh (thay đổi thành viên, thay đổi người uỷ quyền theo pháp luật) thì cần những thủ tục gì?

Mặt khác. Khi tôi đăng ký lại giấy phép kinh doanh thì Phòng đăng ký kinh doanh nói Công ty TNHH Y làm như vậy là sai với quy đinh và yêu cầu Công ty TNHH Y phải tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ sau đó mới đươc đăng ký lại giấy phép kinh doanh.

Vì vậy có đúng hay sai. Kính mong luật sư tư vấn giúp trong trường hợp này tôi phải làm gì vì bên tôi rất cần có nhanh giấy phép kinh doanh để hoạt động.

Xin chân thành cảm ơn và lễ phép kính chào!

Luật sư trả lời:

Về vấn đề bạn hỏi, tôi xin trả lời như sau:

– Thứ nhất cần phân biệt vốn điều lệ của doanh nghiệp và giá trị tài sản của doanh nghiệp: Đây là hai khái niệm khác nhau, vì vốn điều lệ của Công ty là vốn ban đầu khi thành lập do các thành viên góp và ghi vào điều lệ của Công ty. Còn tài sản của Công ty là bao gồm cả vốn điều lệ và toàn bộ giá trị tài sản khác của công ty (giá trị tài sản cty > vốn điều lệ cty), từ đó phát sinh hai vấn đề khác nhau:

+ Trường hợp 1: Nếu công ty bạn mua lại 70% giá trị tài sản của Công ty TNHH Y mà ko phải là mua lại 70% vốn điều lệ thì chỉ cần làm thủ tục mua bán bình thường như thủ tục mua bán tài sản thương mại là được, không cần thay đổi dkkd. Giá trị tài sản của Công ty có thể được hiểu là các khoản đầu tư, cổ phần ở công ty khác, các khoản đòi nợ, các hợp đồng, giao dịch đang thực hiện, các tài sản hữu hình khác của công ty…. Sau khi mua lại các giá trị tài sản này, Công ty bạn sẽ kế thừa các quyền và nghĩa vụ tương ứng.

+ Trường hợp 2: Nếu cty bạn mua lại 70% giá trị tài sản của Công ty trong đó có vốn điều lệ/hoặc mua lại 70% vốn điều lệ của Công ty thì cần làm thủ tục thay đổi dkkd như bạn nói. Nhưng trong trường hợp này, thủ tục thực tiễn là bạn nhận chuyển nhượng lại từ các thành viên hiện tại chứ không phải là bạn mua của Công ty, bởi thực chất như tôi đã đề cập, vốn điều lệ của Công ty là do các thành viên góp và được xác định rõ theo tỷ lệ sở hữu của các thành viên đó. Do vậy, nếu chưa tăng vốn điều lệ lên thành 50 tỷ đồng thì vốn điều lệ của Công ty cũng vẫn chỉ là 15 tỷ đồng. Do đó, trả lời của Phòng dkkd là đúng chứ không sai đâu bạn.

-> Giải pháp đưa ra: Có hai cách thực hiện:

– Cách 1. Thay đổi dkkd với nội dung tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ, chia cho các thành viên cũ theo tỷ lệ tương ứng, sau đó thay đổi dkkd lần tiếp theo bằng cách các thành viên cũ chuyển nhượng lại cho cty bạn sao cho đủ 35 tỷ.

– Cách 2: Thay đổi dkkd tăng vốn + thay đổi viên luôn, theo đó nội dung tăng vốn lên 50 tỷ bằng cách cty bạn vừa nhận chuyển nhượng vốn từ các thành viên cũ, vừa góp bổ sung vốn mới sao cho đủ 35 tỷ là được.

Thực tế hầu hết các đơn vị tư vấn luật chuyên nghiệp, có kiến thức thường thực hiện theo cách thứ 2 vì vừa nhanh gọn, vừa đỡ tốn kém.

Chúc bạn thành công!

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com