Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, chắc hẳn bạn đọc đã từng nghe qua việc cổ phiếu bị huỷ niêm yết trên sàn chứng khoán. Vậy, cổ phiếu bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán khi nào? Hãy đón đọc nội dung trình bày dưới đây của LVN Group.
1. Cổ phiếu bị hủy niêm yết được hiểu thế nào?
Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi dổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Số lượng cổ phần và loại cổ phần; mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá cổ phần ghi trên cổ phiếu; Họ tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; Chữ ký của người uỷ quyền theo pháp luật của công ty; Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu; …
Cổ phiếu cũng là một loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
Cổ phiếu niêm yết là cổ phiếu do các công ty cổ phần có đủ điều kiện theo hướng dẫn phát hát và được niêm yết giá trên sàn chứng khoán để các nhà đầu tư có thể thực hiện được các giao dịch mua bán.
Cổ phiếu bị huỷ niêm yết là việc các mã cổ phiếu đã đăng ký niêm yết, được chấp thuận trên sàn giao dịch chứng khoán như HNX, HOSE. Thế nhưng, sau một thời gian hoạt động cổ phiếu không còn được phép giao dịch trên sàn giao dịch trước đó. Nếu cổ phiếu bị huỷ niêm yết thì đồng nghĩa với câu chuyện là quyền giao dịch chứng khoán sẽ không được thông qua các công ty chứng khoán và sàn giao dịch chứng khoán.
2. Các trường hợp bắt buộc huỷ niêm yết
Cổ phiếu của tông ty đại chúng bị huỷ bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, tổ chức niêm yết huỷ tư cách công ty đại chúng theo thông báo của Uỷ ban chứng khoán Nhà nướcl
Thứ hai, tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên;
Thứ ba, tổ chức niêm yết bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;
Thứ tư, cở phiếu không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng.
Thứ năm, cổ phiếu không đưa vào giao dịch trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận đăng ký niêm yết.
Thứ sáu, kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng só luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời gian xem xét.
Thứ bảy, Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại do tổ chức lại, giải thế hoặc phá sản;
Thứ tám, Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết hoặc có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm trong 03 năm liên tiếp;
Thứ chín, tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 03 năm liên tiếp;
Thứ mười, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, sở giao dịch chứng khoán phát hiện tổ chức niêm yết giảo mạo hồ sơ niêm yế.
Mười một, Tổ chức niêm yết bị xử lý vi phạm về các hành vi bị nghiêm cấm của Luật chứng khoán
Mười hai, tổ chức niêm yết bị đình chỉ hoạt động hoặc cấm hoạt động đối với ngành nghề hoặc hoạt động kinh doanh chính;
Mười ba, không đáp ứng điều kiện niêm yết do sáp nhập, tách doanh nghiệp và các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp; hoặc sau khi hoàn thành các hoạt động sáp nhập, tách doanh nghiệp và các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký niêm yết, đề nghị xem xét lại điều kiện niêm yết hoặc thay đổi đăng ký niêm yết trong thời hạn quy định;
Mười bốn, tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với sở giao dịch chứng khoán và các trường hợp khác mà Sở giao dịch chứng khoán hoặc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải huỷ niêm yết nhằm bảo vệc quyền lợi của Nhà đầu tư.
3. Giải đáp có liên quan
- Các trường hợp tự nguyện huỷ niêm yết là gì?
Thứ nhất, Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, trên 50% số phiếu biểu quyết chấp thuật huỷ bỏ niêm yết;
Thứ hai, doanh nghiệp hoạt động thua lỗ nhiều năm liên tiếp, vốn hoá thị trường giải trầm trọng.
Cấn lưu ý rằng việc huỷ bỏ niêm yết tự nguyện chỉ được thực hiện sau tối thiểu 2 năm niêm yết trên sàn chứng khoán.
- Nhà đầu tư phải làm gì khi cổ phiếu bị huỷ niêm yết?
Đối với các cổ phiếu huỷ niêm yết không chuyển sàn có nghĩa rằng các cổ phiếu này sẽ không được niêm yết trên sàn chứng khoán nữa.
- Ý nghĩa của việc huỷ niêm yết cổ phiếu là gì?
Việc huỷ niêm yết chứng khoán là điều mà nhà đầu tư không mong muốn, thể nhưng nhìn tổng quan về giao dịch chứng khoán trên sàn thì việc huỷ niêm yết chứng khoán có ý nghĩa rất cần thiết như:
– Tạo một môi trường đầu tư minh bạch, đồng thời thanh lọc, loại bỏ những cổ phiếu kém chất lượng, gây lũng đoạn thị trường.
– Tạo niềm tin với các nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán, nâng cao hơn hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư.
– Các nhà đầu tư sẽ tin tưởng và hoàn toàn có thể dựa trên các thông tin mà các doanh nghiệp gửi tới để đánh giá tiềm năng, cơ hội đầu tư hiệu quả và chính xác.
– Giúp doanh nghiệp hoạt động minh bạch hơn, có trách nhiệm với các nhà đầu tư hơn;
Xem thêm:
Cá nhân có đăng ký kinh doanh là gì?
Trên đây là nội dung tư vấn của LVN Group liên quan đến vấn đề Cổ phiếu bị huỷ niêm yết trên sàn chứng khoán khi nào? Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung nội dung trình bày hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: lvngroup.vn