Cổ phiếu ngành bán lẻ an toàn?

Cổ phiếu ngành bán lẻ là cổ phiếu thuộc các doanh nghiệp bán lẻ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc người dùng cuối. Một số mặt hàng bán lẻ thường thấy là thực phẩm, thuốc, thiết bị điện tử, đồ gia dụng,….
Cổ phiếu ngành bán lẻ an toàn?

1. Cổ phiếu ngành bán lẻ là gì?

Cổ phiếu ngành bán lẻ là cổ phiếu thuộc các doanh nghiệp bán lẻ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc người dùng cuối. Một số mặt hàng bán lẻ thường thấy là thực phẩm, thuốc, thiết bị điện tử, đồ gia dụng,….
Các doanh nghiệp bán lẻ sẽ mua những mặt hàng này từ nhà sản xuất, sau đó bán lại cho khách hàng qua hệ thống các kênh phân phối của họ. Có nhiều loại hình kênh phân phối như cửa hàng bách hóa, máy bán hàng tự động, hoặc bán hàng trực tuyến.
Một số cổ phiếu ngành bán lẻ tiêu biểu được niêm yết có thể kể tới MSN, trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm. Với mặt hàng thiết bị điện tử, những cái tên tiêu biểu là MWG hay DGW. Mặt khác FRT cũng là một doanh nghiệp bản lẻ đa ngành với các sản phẩm điện thoại, thuốc. Cuối cùng, không thể không nhắc đến PNJ với chuỗi cửa hàng bán lẻ trang sức.

2. Cổ phiếu ngành bán lẻ an toàn?

2.1 Cổ phiếu ngành bán lẻ có an toàn trong năm 2023?

Năm 2023 được dự báo là một năm phục hồi mạnh mẽ của ngành bán lẻ sau khi hai năm chuỗi cung ứng bị gián đoạn và các cửa hàng bán lẻ, trung tâm thương mại không thể mở cửa đón khách vì dịch bệnh. Tuy nhiên hiện nay với việc tỷ lệ tiêm phủ vắc-xin Covid-19 cao và các chính sách nới lỏng hạn chế đi lại trong nước và giữa các quốc gia trên thế giới, sức mua được kỳ vọng sẽ quay lại đà phát triển trước dịch.
Thực tế thời gian gần đây, những thương hiệu bán lẻ nổi tiếng trong và ngoài nước như: Uniqlo, Muji, Thế giới Di động, Con Cưng… liên tục mở mới các điểm bán với quy mô lớn lên đến hàng nghìn m2 tại TP.HCM và các đô thị khác đã cho thấy sự phục hồi nhanh chóng của thị trường bán lẻ tại Việt Nam.
Ngoài câu chuyện phục hồi hậu đại dịch, các cổ phiếu ngành bán lẻ là lựa chọn an toàn cho nhà đầu tư nhờ gắn với tiềm năng tiêu dùng của thị trường gần 100 triệu dân trong nước. Điều này càng có ý nghĩa khi thị trường thế giới bất ngờ có những biến động khó lường như xung đột ở Đông Âu, hay Trung Quốc liên tiếp đóng cửa biên giới để kiểm soát dịch bệnh.
Báo cáo mới đây của Savills châu Á – Thái Bình Dương về thị trường bán lẻ cũng đánh giá, mặc dù tỷ lệ tiêm vắc-xin ngày càng tăng ở nhiều quốc gia nhưng tốc độ phục hồi của các thị trường lại không đồng đều. Trong đó, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có thị trường bán lẻ tại các thành phố lớn, phục hồi nhanh nhất với hoạt động kinh doanh ổn định.
Theo bà Trần Phạm Phương Quyên – Quản lý bộ phận cho thuê mặt bằng bán lẻ Savills TP.HCM, sức tiêu dùng nội địa Việt Nam đang ngày càng lớn và ổn định, trở thành “miếng bánh” tiềm năng đem lại doanh thu lớn cho một vài ngành bán lẻ như chăm sóc sức khỏe, chăm sóc mẹ và bé, thời trang thể thao, ẩm thực… Điều này đã thúc đẩy các nhà bán lẻ mở rộng thêm chi nhánh, không gian trải nghiệm tại nhiều quận để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Trên thị trường chứng khoán, một số cổ phiếu bán lẻ niêm yết đang chứng tỏ giá trị khi nằm trong top các mã có giá cao nhất, đồng thời hút được một lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư nội địa và ngoại quốc.
Điển hình Công ty bán lẻ kỹ thuật số FPT (FRT) chứng kiến lợi nhuận quý IV/2021 khởi sắc nhờ nhu cầu đối với điện thoại di động, laptop và dược phẩm tăng cao trong thời gian dịch bệnh. Trong đó, lợi nhuận chuỗi FPT Shop tăng 8,6 lần với tỷ suất lợi nhuận cải thiện đáng kể trong khi chuỗi nhà thuốc Long Châu đạt điểm hòa vốn nhanh hơn kỳ vọng.
Công ty chứng khoán HSC ước tính chuỗi FPT Shop có tốc độ tăng trưởng thị phần từ mức 20,4% trong năm 2020 lên mức 33,4% năm 2021. Sản phẩm chính hãng của Apple đã giành thị phần từ sản phẩm xách tay và chuỗi FPT Shop được hưởng lợi từ xu hướng này (doanh thu từ Apple thông thường chiếm 30% tổng doanh thu của chuỗi FPT Shop).
Triển vọng năm 2023 và 2023 của FRT dự báo tích cực nhờ nhu cầu sản phẩm công nghệ thông tin và dược phẩm giữ ở mức cao, chuỗi nhà thuốc Long Châu được mở rộng nhanh và đúng thời gian, cộng với vị thế đầu ngành của chuỗi nhà thuốc.
Ở ngành trang sức vàng, Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng là thương hiệu được kỳ vọng sẽ quay trở lại một cách mạnh mẽ nhờ nhu cầu mua vàng, trang sức làm tài sản trú ẩn của người dân tăng mạnh trong bối cảnh lạm phát cao hơn. Năm ngoái, PNJ ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 19.613 tỷ đồng và 1.034 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 93% và 84% kế hoạch năm. Doanh thu tăng trưởng hai chữ số bất chấp doanh số toàn ngành bán lẻ giảm 4% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tích cực của dòng bán lẻ trang sức và vàng miếng.
Tính đến cuối năm 2021, PNJ sở hữu mạng lưới bán lẻ gồm 341 cửa hàng trên khắp cả nước, trong đó, 319 cửa hàng vàng, 13 cửa hàng bạc, 2 cửa hàng PNJ Style và 3 cửa hàng CAO Fine Jewelry phục vụ cho nhu cầu cao cấp. Sở hữu chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ nghiên cứu, sản xuất đến bán lẻ đảm bảo ưu thế cạnh tranh và tốc độ tăng trưởng lạc quan cho PNJ.
Các chuyên gia nhận định tương lai ngành bán lẻ năm 2023 sẽ tăng trưởng mạnh khi thói quen tiêu dùng và cách thức mua sắm hiện nay đã rất đa dạng, không còn lệ thuộc quá nhiều vào mô hình truyền thống mà có sự tham gia của thương mại điện tử kết hợp với thanh toán không dùng tiền mặt sẽ thúc đẩy doanh số cao hơn thời gian trước.

2.2 Có nên mua cổ phiếu ngành bán lẻ không?

Nếu như thời gian trước, các mã cổ phiếu ngành bán lẻ chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 bởi 4 lý do chính, bảo gồm:

  • (1) nhu cầu cho các sản phẩm không thiết yếu giảm.
  • (2) lượt khách tới cửa hàng giảm.
  • (3) các cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa trong thời gian phong tỏa.
  • (4) chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn.

Thì tính từ thời gian hiện tại trở đi, ngành bán lẻ đã lấy lại được đà tăng trưởng tích cực khi kinh tế dần phục hầu, dẫn tới nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên. Tiếp nối đà đó, cổ phiếu ngành bán lẻ sẽ được hưởng lới rất nhiều trong thời gian tới bởi những lý do sau:

  • Tăng trưởng GDP VIỆT NAM đứng thứ hai khu vực và hiện được dự đoán sẽ tăng mạnh trong các năm sau. Khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên, chắc chắn nhu cầu tiêu dùng cũng tăng.
Tốc độ tăng trường GDP thời gian qua
  • Chi tiêu hộ gia đình hồi phục sau đại dịch Covid. Nếu dịch bệnh được kiểm soát, thì tốc độ tăng chi tiêu của hộ gia đình sẽ theo kịp và còn vượt xa năm 2017, 2018.
Tăng trưởng chi tiêu của hộ gia đình
  • Sự phát triển của cổ phiếu ngành bán lẻ có sự phân hóa, thường tập trung nhiều vào các doanh nghiệp lớn, và đặc biệt là những doanh nghiệp đang thực hiện M&A, bởi những thương vụ này thường thu hút được nguồn vốn ngoại rất lớn.
Những thương vụ M&A ngành bán lẻ nổi bật những năm qua
  • Trong dài hạn, những cổ phiếu ngành bán lẻ tiềm năng là cổ phiếu của những doanh nghiệp tận dụng được thương mại điện tử. Mặc dù kênh bán lẻ truyền thống chiếm 74%, nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức 1%, trong khi kênh bán lẻ hiện đại (TMĐT) chiếm 26% thị phần nhưng đang tăng trưởng hai con số ở mức 11.8%/năm.
Tiềm năng của thương mại điện tử

Tóm lại, cổ phiếu ngành bán lẻ có rất nhiều tiềm năng để phát triển trong vài năm tới. Vì vậy nếu bạn đang phân vân có nên mua cổ phiếu ngành bán lẻ không, thì câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên điều cần thiết là bạn phải chọn được một cổ phiếu thật tốt để đầu tư.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của Công ty Luật LVN Group về Cổ phiếu ngành bán lẻ an toàn? Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý khách hàng còn câu hỏi hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com