Cơ sở hạ tầng là gì? [Cập nhập 2023]

Trong cuộc sống hàng ngày, trong mọi lĩnh vực cuộc sống nhiều người vẫn thường nghe nhắc đến cơ sở hạ tầng. Cơ sở đóng vai trò cần thiết, xã hội ngày càng phát triển thì cơ sở hạ tầng cũng ngày càng được cải thiện, nâng cao chất lượng. Vậy cụ thể, cơ sở hạ tầng là gì?Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua nội dung trình bày dưới đây: Cơ sở hạ tầng là gì?

Cơ sở hạ tầng là gì?

1. Cơ sở hạ tầng là gì?

Cơ sở hạ tầng trong đời sống là thuật ngữ chỉ các yếu tố thuộc về phương diện kỹ thuật, vật chất, kinh tế, giao thông… tồn tại trong xã hội hay môi trường nhất định nào đó. Mục đích chính của cơ sở hạ tầng là hỗ trợ các hoạt động liên quan đến sản xuất, đời sống của con người.

Hiểu một cách đơn giản thì cơ sở hạ tầng chính là những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế.

– Trên phương diện hình thái, cơ sở hạ tầng là những tài sản hữu hình như đường xá, hệ thống cầu cống, kênh mương thủy lợi, các công trình công cộng,… Theo quy định tại Mục 1.2 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD thì đây chính là những công trình thuộc hạ tầng xã hội hoặc hạ tầng cơ sở.

Dựa trên cơ sở đó các hoạt động kinh tế, xã hội được duy trì và phát triển.

– Trên phương diện kinh tế hàng hóa: cơ sở hạ tầng là một loại hàng hóa công cộng dùng để phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội.

– Trên phương diện đầu tư: cơ sở hạ tầng là kết quả, sản phẩm của quá trình đầu tư qua nhiều thế hệ được đầu tư đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển đất nước về mọi mặt.

Vì vậy, cơ sở hạ tầng là toàn bộ điều kiện về vật chất, kỹ thuật,… được trang bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như đời sống con người.

2. Phân loại các cơ sở hạ tầng chi tiết

Sau khi đã hiểu được cơ sở hạ tầng là gì, tiếp theo cần nghiên cứu về các loại cơ sở hạ tầng cụ thể theo lĩnh vực.

Theo lĩnh vực kinh tế, xã hội

  • Cơ sở hạ tầng kinh tế: Bao gồm đường xá, cầu cống, sân bay, vận tải, bến cảng… để phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc sử dụng để lưu thông hàng hoá.

  • Cơ sở hạ tầng xã hội: Bao gồm các công trình công cộng, nhà ở, bệnh viện, trường học, khu công nghiệp, nhà hát… để phục vụ cho hoạt động xã hội, đời sống của con người trong nhiều ngành nghề khác nhau.

  • Cơ sở hạ tầng môi trường: Bao gồm các công trình bảo vệ đất, rừng, cơ sở xử lý chất thải công nghiệp… Phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn và cải tạo môi trường sống của con người được tốt hơn.

  • Cơ sở hạ tầng an ninh quốc phòng: Gồm các cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng vũ khí, khí tài… phục vụ cho lĩnh vực an ninh quốc phòng.

Theo các ngành kinh tế quốc dân

Cơ sở hạ tầng sẽ được phân theo các ngành như: bưu chính, giao thông vận tải, năng lượng, thủy lợi, xây dựng, y tế, giáo dục, văn hóa xã hội…

Theo vùng lãnh thổ, dân cư

Cơ sở hạ tầng được chia thành: cơ sở hạ tầng đô thị, cơ sở hạ tầng nông thôn, cơ sở hạ tầng kinh tế biển, cơ sở hạ tầng đồng bằng và trung du miền núi…

Theo cấp quản lý

Cấp quản lý sẽ phân chia theo trung ương và địa phương. Mỗi đơn vị sẽ có nhiệm vụ riêng cụ thể như sau:

  • Do trung ương quản lý: bao gồm cơ sở hạ tầng có quy mô lớn như hệ thống đường quốc lộ, sân bay, đường sắt, bến cảng, cơ sở quốc phòng an ninh…

  • Do địa phương quản lý được chia thành các cấp tỉnh/huyện/xã bao gồm: cầu đường, kênh rạch, cơ sở giáo dục, thể thao, y tế, văn hóa…

Cách phân chia này có tác dụng lớn trong việc nâng cao tính chủ động của các cấp chính quyền trong việc quản lý, khai thác nguồn vốn đầu tư sao cho phù hợp. Từ đó nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt hơn cho các ngành nghề khác, đảm bảo phát triển kinh tế  – xã hội bền vững.

Theo tính chất, đặc điểm

Cơ sở hạ tầng được phân thành cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất và phi vật chất. Căn cứ:

  • Hình thái vật chất: Bao gồm các công trình công cộng như hệ thống đường giao thông, điện, kênh rạch, công trình y tế, trường học, khu công nghiệp, cơ sở quốc phòng an ninh…

  • Hình thái phi vật chất: Bao gồm hệ thống thiết chế xã hội, an ninh trật tự, cơ chế hoạt động, thủ tục hành chính…

3. Vai trò của cơ sở hạ tầng

Mỗi loại hình thái kinh tế xã hội đều có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tương ứng. Vì vậy, cả hai yếu tố cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng này đều mang tính lịch sử cụ thể. Giữa chúng có mối quan hệ biện chứng qua lại với nhau. Trong đó, cơ sở hạ tầng luôn giữ vai trò quyết định với kiến trúc thượng tầng.

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng thể hiện ở điểm đó là những quan hệ vật chất khách quan, có khả năng quy định mọi quan hệ khác gồm có chính trị, tinh thần và tư tưởng của xã hội. Cơ sở hạ tầng sẽ sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng với chúng. Điều này có nghĩa kiến trúc thượng tầng nhất định phải phản ánh được một cơ sở hạ tầng cụ thể.

Cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định đến kiến trúc thượng tầng về mặt tính chất, nội dung, kết cấu. Từ đối kháng hoặc không đối kháng trong tính chất, nghèo nàn hay đa dạng trong nội dung và gọn nhẹ hay phức tạp trong cách thức thể hiện. Tất cả những vai trò trên đều do cơ sở hạ tầng quyết định mà nên.

Khi cơ sở hạ tầng có một số biến đối căn bản thì kiến trúc thượng tầng cũng sẽ thay đổi theo. Theo Mác đã viết: ”Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị thay đổi ít nhiều nhanh chóng”.

Từ đó có thể thấy vai trò của cơ sở hạ tầng quyết định sâu sắc lên kiến trúc thượng tầng. Do đó, khi thay đổi, cải tạo kiến trúc thượng tầng trong xã hội cần phải suy xét từ cơ sở hạ tầng. Bởi vì đó mới chính là gốc của vấn đề cũng là nền tảng cho mọi sự thay đổi.

Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi về Cơ sở hạ tầng là gì? Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com