Công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì? Phân tích chi tiết - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì? Phân tích chi tiết

Công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì? Phân tích chi tiết

Hiện nay, xu hướng các tội phạm liên quan đến quyền sở hữu tài sản ngày càng tăng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền sở hữu của chủ sở hữu, và gây rối loạn trật tự xã hội. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là vi phạm thường thấy trong những tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản.

Vậy công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì? Chúng ta hãy cùng công ty Luật LVN Group phân tích chi tiết !!

1.Căn cứ pháp lý

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

2.Công nhiên chiếm đoạt tài sản là gì?

Công nhiên là một khái niệm được dùng phổ biến trong luật nhưng không thông dụng ngoài đời sống.

Vậy chúng tôi sẽ giải thích cho bạn hiểu, công nhiên là gì? Công nhiên là thực hiện hành vi một cách công khai trước mọi người, hành vi này thường không đúng đắn nhưng đối tượng vẫn ngang nhiên thực hiện. Ví dụ: công nhiên ăn đút lót, công nhiên làm càn, công nhiên chiếm đoạt tài sản,…

Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.Thông thường tội phạm lợi dụng vướng mắc của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản để lấy tài sản công khai khiến họ không dám làm gì. Đơn cử là hành vi lấy tài sản có giá trị để gán nợ.

Mặt khác, hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản còn có thể được thực hiện trong hoàn cảnh bất đắc dĩ, bất ngờ như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh… khi chủ sở hữu sơ hở, không có điều kiện trông giữ tài sản.

3.Các yếu tố cấu thành Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

  •      Chủ thể của tội phạm công nhiên chiếm đoạt tài sản

Theo quy định tại điều 12 BLHS, chủ thể của tội phạm công nhiên chiếm đoạt tài sản là người trên 16 thì phải chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, trong quá trình tiến hành tố tụng, các đơn vị và người tiến hành tố tụng cần chú ý độ tuổi của người phạm tội và tình tiết các khung hình phạt.

  •    Mặt khách quan của tội phạm công nhiên chiếm đoạt tài sản

– Hành vi phạm tội: người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng cách thức công khai, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh…

Qua thực tiễn xét xử chúng ta có thể thấy một số trường hợp công nhiên chiếm đoạt tài sản sau:

– Người phạm tội lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ.

– Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khách quan như: thiên tai, hoả hoạn, bị tai nạn, đang có chiến sự để chiếm đoạt tài sản. Những hoàn cảnh cụ thể này không do người có tài sản gây ra mà do hoàn cảnh khách quan làm cho họ lâm vào tình trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình, nhìn thấy người phạm tội lấy tài sản mà không làm gì được.

Công nhiên chiếm đoạt tài sản trước hết là công nhiên với chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, sau đó là công nhiên đối với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, đối với người xung quanh, người phạm tội có thể có những thủ đoạn gian dối, lén lút để tiếp cận tài sản, nhưng khi chiếm đoạt người phạm tội vẫn công khai, trắng trợn.

– Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Hậu quả của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là tổn hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.

* Về hình phạt: Mức phạt của tội này được chia thành 4 khung

  1. Đối với hành vi cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản cơ bản:

Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp nằm trong mục a,b,c,d khoản 1, điều 172 BLHS, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  1. Đối với hành vi cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có tình tiết tăng nặng:

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp mục a,b,c,d, đ khoản 2, điều 172 BLHS, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợpmục a,b khoản 3, điều 172 BLHS, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp mục a,b khoản 4, điều 172 BLHS, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Hình phạt bổ sung: Ngoài việc phải chịu hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

  •    Mặt khách thể:

Hành vi này xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Tính chất công khai trắng trợn tuy là một đặc điểm cơ bản, đặc trưng đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Đây là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt tội công nhiên chiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản, nếu chiếm đoạt tài sản một cách lén lút mà người quản lý tài sản không biết là hành vi trộm cắp.

  •    Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, trực tiếp nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác

4. So sánh tội cướp tài sản và tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Giống nhau

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản tội cướp tài sản thường bị nhầm lẫn với nhau. Vì hai tội phạm này đều mang yếu tố công khai thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác.

Cướp và Công nhiên chiếm đoạt tài sản đều là hai tội phạm cùng xâm hại đến quyền sở hữu tài sản và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu khác. Tuy nhiên pháp luật hình sự lại quy định đây là 2 tội phạm riêng biệt.

 

 

 

5. Các câu hỏi thường gặp về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản?

1. Bí mật lấy tài sản của chủ sở hữu nhưng công khai với người khác thì có phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không?

Đây là hành vi trộm cắp tài sản nên anh ta đã phạm tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015

Theo quy định tại Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015 thì mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản thể hiện ở hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản mà người này không hề hay biết tài sản của mình đang bị chiếm đoạt, chỉ sau khi mất thì thì người đó mới biết bị mất tài sản.

2. Công nhiên chiếm đoạt tài sản phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Nếu thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản dưới mức chịu trách nhiệm hình sự ( chiếm đoạt dưới 02 triệu, chưa phạm tội lần nào,…) thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.

Theo điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác là phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.

Vì vậy, người công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị phạt tiền đến 02 triệu đồng.

Trên đây là phân tích chi tiết về Công nhiên chiếm đoạt tài sản mà công ty Luật LVN Group đã gửi tới cho bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Công ty Luật LVN Group đồng hành pháp lý cùng bạn!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com