Cựu chiến binh có được hưởng 100% chi phí bảo hiểm y tế?

Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên hoặc xuất ngũ.

Cựu chiến binh là những người đã cống hiến cho hòa bình của đất nước vì thế theo truyền thống “uống nước nhớ nguồn” Đảng và Nhà nước ta luôn có những chính sách quan tâm đến những người có công với Tổ quốc, trong đó có đối tượng là Cựu chiến binh.

1. Những đối tượng nào được coi là cựu chiến binh?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Nghị định số 150/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định cựu chiến binh bao gồm những đối tượng sau:

– Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 như Đội tự vệ đỏ, du kích Ba Tơ, du kích Bắc Sơn, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và các đơn vị vũ trang khác do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo.

– Cán bộ, chiến sĩ gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước (ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng).

– Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc gồm:

+ Đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm ở miền Bắc từ ngày 20 tháng 7 năm 1954 về trước (ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương);

+ Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc);

+ Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.

– Công chuyên viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 về trước.

–  Cán bộ, chiến sĩ gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chuyên viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.

Mặt khác, những đối tượng kể trên không được công nhận là Cựu chiến binh trong các trường hợp: Người đầu hàng địch; phản bội; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; công chuyên viên quốc phòng bị kỷ luật buộc thôi việc; người bị kết án tù mà chưa được xoá án tích.

Vì vậy, Cựu chiến binh là những người đã có những cống hiến cho đất nước vậy thì họ có được hưởng 100% mức bảo hiểm y tế được không? 

2. Điều kiện được cấp thẻ của Cựu chiến binh

Cựu chiến binh được Luật bảo hiểm y tế quy định thì đủ điều kiện được cấp thẻ của Cựu chiến binh. Trước hết căn cứ theo điểm d khoản 3 điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:

Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

  1. d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh

Đồng thời cựu chiến làbinh  một trong những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quy định tại mục 3.3 khoản 1 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 7 Điều 18 Quyết định 595/QĐ- BHXH thì:

7. Đối tượng tại Điểm 3.1, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8, 3.9, 3.10, 3.12, 3.13, 3.15 Khoản 3 Điều 17 và đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng tại Điểm 4.1 Khoản 4 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở do ngân sách nhà nước đóng.”

Vì vậy, theo hướng dẫn trên thì cựu chiến binh là một trong những đối tượng tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng. Do đó, đối tượng cựu chiến binh sẽ được phát thẻ BHYT miễn phí mà không cần đóng tiền để tham gia.

3. Mức hưởng BHYT của Cựu chiến binh

  • Trường hợp đúng tuyến khám, chữa bệnh:

Căn cứ theo hướng dẫn tại điểm a Khoản 1 Điều 22 và Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế như sau: 

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

  1. a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm”.

Vì vậy, có thẻ bảo hiểm y tế của cựu chiến binh thì khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh nằm trong phạm vi chi trả của bảo hiểm.

  • Trường hợp trái tuyến khám, chữa bệnh:

Căn cứ Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2014:

3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

  1. a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
  2. b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước.

Vì vậy, trường hợp người bệnh được cơ sở y tế tuyến dưới chuyển tuyến khám chữa bệnh lên bệnh viện chuyên môn tuyến cao hơn thì được gọi là khám chữa bệnh đúng tuyến. Do đó, nếu có giấy chuyển tuyến lên thì sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh như đi đúng tuyến. Còn trường hợp tự đi khám bệnh thì tùy theo tuyến bệnh viện sẽ được mức hưởng cụ thể như sau: 

  • 40% chi phí điều trị nội trú cho tuyến trung ương.
  • 60% chi phí điều trị nội trú cho tuyến tỉnh.
  • 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước.

4. Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế (BHYT) được quy định thế nào?

Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm y tế quy định về chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế như sau:

– Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.

– Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.

– Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.

Tóm lại, từ nội dung trình bày trên quý bạn đọc có thể nắm rõ những ai được gọi là cựu chiến binh, điều kiện để Cựu chiến binh được tham gia bảo hiểm và đối với Cựu chiến binh Luật bảo hiểm y tế đưa ra những chính sách gì để đảm bảo quyền lợi cho những người có cống hiến cho đất nước. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm. Thân ái.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com