Đặc trưng của kiểm toán nội bộ là gì? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Đặc trưng của kiểm toán nội bộ là gì?

Đặc trưng của kiểm toán nội bộ là gì?

Hiện nay, kiểm toán nội bộ đang là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Vậy đặc trưng của kiểm toán nội bộ là gì? Hãy cùng Luật LVN Group nghiên cứu qua nội dung trình bày sau đây.

1. Kiểm toán nội bộ là gì?

Kiểm toán nội bộ là hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập nhằm gia tăng giá trị và cải thiện hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Họ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đạt được các mục tiêu đề ra nhờ vào việc áp dụng các phương pháp, thiết kế các hệ thống và nâng cao hiệu quả các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.

2. Vai trò của kiểm toán nội bộ

Dựa vào hệ thống vận hành và phát triển của một doanh doanh nghiệp, kiểm toán nội bộ có vai trò:

– Đảm bảo với các bên liên quan của doanh nghiệp là hoạt động kiểm soát tài chính đã được vận hành hữu hiệu và hiệu quả trong phạm vi đạo đức nghề nghiệp.

– Duy trì việc quản lý rủi ro của doanh nghiệp để đảm bảo giám sát và đánh giá hợp lý.

– Phát hiện kịp thời, điều tra các hành vi gian lận trong doanh nghiệp.

– Phát hiện những sai sót trong hoạt động của doanh nghiệp để từ đó kịp thời tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp có những định hướng trong hoạt động quản trị rủi ro.

3. Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, kiểm toán nội bộ có các nguyên tắc cơ bản như sau:

  • Tính độc lập: Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của kiểm toán nội bộ. Đơn vị phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá;
  • Tính khách quan: Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
  • Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ.

4. Đặc trưng của kiểm toán nội bộ

  • Mục tiêu của kiểm toán nội bộ: Kiểm toán nội bộ có chức năng đo lường, đánh giá các hoạt động của đơn vị kể cả hoạt động kiểm soát. Kiểm toán nội bộ là một loại kiểm soát được sử dụng phục vụ yêu cầu quản lý như một chức năng của quản lý.
  • Chức năng: Là kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư vấn. Chức năng này sẽ được cụ thể và chú trọng trong từng loại hình kiểm toán khác nhau, với từng tổ chức khác nhau. Quá trình thực hiện chức năng của kiểm toán có thể được thực hiện đối với các hoạt động tài chính và hoạt động phi tài chính.
  • Phương thức thực hiện: Kiểm toán nội bộ  là hoạt động nội kiểm có tính độc lập tương đối trong một tổ chức. Các tổ chức này không chỉ là các đơn vị hoạt động kinh doanh mà có thể là các đơn vị phi lợi nhuận. Theo xu hướng hiện đại, hoạt động này có thể được thực hiện thông qua thuê ngoài các chuyên gia kiểm toán.
  • Chủ thể thực hiện: Người thực hiện KTNB phải có trình độ nghiệp vụ tương xứng và không những am hiểu về kiểm toán mà còn am hiểu các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị được kiểm toán.
  • Khách thể: Khách thể của kiểm toán nội bộ tương đối đa dạng, có thể là những thực thể kinh tế độc lập, cũng có thể là các đơn vị phụ thuộc. Khách thể của kiểm toán nội bộ có thể là các đơn vị thành viên, các bộ phận, phòng ban hoặc thậm chí là các cá nhân thực hiện các nghiệp vụ, tác nghiệp.
  • Cách thức tiếp cận: Cách thức tiếp cận của kiểm toán nội bộ là cách thức tiếp cận có hệ thống; các phương pháp thực hiện công việc theo đúng các quy định về trách nhiệm nghề nghiệp trong việc nhận định, phân tích đánh giá, ghi chép và thông báo kết quả.
    Tuy nhiên, có một điểm thay đổi lớn trong kiểm toán nội bộ hiện đại, đó là việc chuyển hướng tiếp
    cận kiểm toán. Cách tiếp cận truyền thống của kiểm toán nội bộ là cách tiếp cận tuân thủ nay được chuyển thành tiếp cách theo phương pháp dựa trên đánh giá rủi ro. Khi tiếp cận theo phương pháp kiểm toán tuân thủ, nhà quản lý thường kỳ vọng các kiểm toán viên nội bộ ngăn chặn, phát hiện và sửa chữa các hoạt động vi phạm quy chế của đơn vị. Hơn thế nữa, nhà quản lý cũng kỳ vọng kiểm toán viên nội bộ có thể phát hiện ra những lỗ hổng của các quy chế của
    đơn vị.
    Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp khi môi trường kinh doanh ít thay đổi. Khi môi trường kinh doanh thay đổi, kiểm toán viên nội bộ sử dụng phương pháp dựa trên đánh giá rủi ro. Kiểm toán viên nội bộ cần đánh giá tính hiệu lực và tin cậy của môi trường kiểm soát trong việc quản lý rủi ro. Kiểm toán viên nội bộ cũng cần xác định liệu sự tuân thủ các quy chế nội bộ, các quy định về tài chính có đủ để hóa giải các rủi ro không. Nếu không, kiểm toán viên nội bộ sẽ kiến nghị theo hướng sửa đổi các quy chế nội bộ.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời của Luật LVN Group về Đặc trưng của kiểm toán nội bộ là gì? Trong quá trình nghiên cứu, nếu quý bạn đọc còn có câu hỏi, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com