Thanh Hóa được coi là một điểm sáng trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của vung Bắc Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Do đó, đây là vùng đất thu hút được nhiều những cá nhân, tổ chức nước ngoài tới để đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy kinh tế, Thanh Hóa còn luôn cố gắng quản lý chặt chẽ dân cư để đảm bảo ổn định vùng. Bởi vậy, việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Thanh Hóa được xem là nghĩa vụ cần thực hiện nghiêm túc.
1. Thủ tục đăng ký tạm trú thông qua trang thông tin điện tử
Hiện nay, tại Thanh Hóa, người nước ngoài được hỗ trợ làm thủ tục khai báo tạm trú khi đến tỉnh thông qua hai cách thức là qua mạng điện tử và trực tiếp. Căn cứ như sau:
Đây là phương thức thuận tiện nhất để đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Thanh Hóa bởi nó giúp tiết kiệm công sức đi lại cũng như thời gian cho quá trình khai báo.
Bước 1:Người khai báo tạm trú thực hiện truy cập qua Trang thông tin điện tử của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Thanh Hóa và làm theo trình tự sau:
Đăng ký tài khoản
+ Chọn “Đăng ký/Nhận tài khoản khai báo”
+ Cung cấp các thông tin sau: tên, loại hình, địa chỉ, số điện thoại, email của cơ sở lưu trú; họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, số giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của mình để nhận tài khoản khai báo.
+ Sau khi có tài khoản khai báo, nếu những thông tin trên có sự thay đổi thì người khai báo phải cập nhật sửa đổi, bổ sung ngay.
+ Tài khoản khai báo và những thông tin trên Trang điện tử đều phải được bảo mật để tránh những trường hợp kẻ trộm lợi dụng thông tin để thực hiện hành vi trái pháp luật. Trường hợp tài khoản khai báo không sử dụng được hoặc bị đánh cắp thì cần phải thông báo ngay cho Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Thanh Hóa.
+ Tài khoản khai báo được nhận sẽ tự hủy sau khoảng thời gian là 12 tháng mà không có thông tin khai báo mới hoặc trong trường hợp đơn vị chức năng phát hiện hành vi khai báo khống, thông tin khai báo không đúng sự thật.
Khai báo thông tin của người nước ngoài
+ Đăng nhập lại tài khoản vừa đăng ký
+ Khai báo thông tin tạm trú gồm: Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, thời gian dự kiến tạm trú của người nước ngoài.
Có thể nhập theo từng trường hợp vào các ô nhập dữ liệu hoặc chuyển tập tin nhập đính kèm theo tập tin mẫu được đăng tải trên Trang thông tin điện tử.
+ Việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang thông tin điện tử phải thực hiện ngay khi người nước ngoài đến đăng ký tạm trú.
Lưu thông tin để hoàn tất khai báo
+ Người khai báo tạm trú kiểm tra, sửa đổi, bổ sung các thông tin trước khi xác nhận lưu thông tin
+ Kiểm tra mục “quản lý thông tin khai báo tạm trú” để xác định hệ thống đã tiếp nhận, nếu hệ thống chưa tiếp nhận thì thực hiện nhập lại thông tin.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý thông tin
+ Phòng Quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài được khai báo 24 giờ/07 ngày.
2 Thủ tục đăng ký tạm trú trực tiếp thông qua phiếu khai báo
Bên cạnh phương thức ứng dụng công nghệ thông tin, với những ai không có điều kiện thuận lợi để thực hiện thì hoàn toàn có thể áp dụng phương thức đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Thanh Hóa một cách trực tiếp tại đơn vị nhà nước có thẩm quyền.
Bước 1: Người có nghĩa vụ khai báo liên hệ trực tiếp với ban Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an tại địa bàn để được khai báo tạm trú thông qua Phiếu khai.
– Nội dung thông tin cần khai cũng tương tự như đối với phương thức khai báo qua mạng.
– Thời hạn khai Phiếu và chuyển Phiếu khai cho trực ban Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an tại địa bàn là trong vòng 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến đăng ký tạm trú.
Bước 2: Tiếp nhận Phiếu khai báo tạm trú
+ Tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài được khai báo bằng Phiếu khai báo tạm trú 24 giờ/07 ngày.
+ Trực ban Công an cấp xã kiểm tra Phiếu khai báo tạm trú, nếu chưa khai trọn vẹn thì yêu cầu khai bổ sung ngay, thực hiện xác nhận, sao chụp hoặc ghi lại các thông tin đã tiếp nhận vào sổ trực ban và trả ngay Phiếu khai báo tạm trú cho người khai báo tạm trú.
3. Biểu mẫu sử dụng khi đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Thanh Hóa
Theo quy định mới nhất hiện nay, Phiếu khai báo tạm trú để đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Thanh Hóa được sử dụng theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 của Bộ Công an.
PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Kính gửi:……………………………
Ghi chú:
(1) Cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở cho người nước ngoài công tác, lao động, học tập, thực tập, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà riêng, hoặc cơ sở lưu trú khác theo hướng dẫn của pháp luật.
(2): Ghi rõ số, loại hộ chiếu (phổ thông, công vụ…);
(3): Nếu nhập cảnh theo diện miễn thị thực thì ghi “Miễn thị thực”; nhập cảnh bằng giấy tờ khác thì ghi rõ theo thứ tự: loại giấy tờ (thị thực, thẻ tạm trú, giấy miễn thị thực, thẻ ABTC), số, thời hạn, ngày cấp, đơn vị cấp.
(4): Ghi ngày, tháng, năm, cửa khẩu nhập cảnh lần gần nhất;
Vì vậy, người nước ngoài khi đến Thanh Hóa thì cần phải thực hiện đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Thanh Hóa theo một trong hai cách trên. Đây đều là những thủ tục hành chính rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, đôi khi lại khiến chúng ta mất nhiều thời gian để thực hiện. Do đó, trong quá trình khai báo tạm trú cho người nước ngoài, nếu có vường mắc gì hãy liên hệ đến Công ty luật LVN Group để được hỗ trợ và tư vấn tháo gỡ.