Đi làm chứng minh nhân dân, CCCD mặc áo gì?

Căn cước công dân là giấy tờ cần thiết được sử dụng trong hầu hết các giao dịch, thủ tục hành chính. Ảnh chụp chân dung ở mặt trước được dùng để nhận dạng nhân thân trong hầu hết các trường hợp. Hơn nữa chứng minh nhân dân, căn cước công dân sẽ đồng hành cùng người dân trong thời gian khá dài. Nếu vậy liệu người dân có được mặc quần áo thời trang khi đi làm căn cước công dân không? Bài viết dưới đây của LVN Group sẽ trả lời cho bạn đọc làm chứng minh nhân dân thì mặc áo gì?

Làm chứng minh nhân dân mặc áo gì?

1. Làm chứng minh nhân dân thì mặc áo gì?

Từ trước tới nay, pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể hay chỉ định một loại áo nhất định mà người dân cần mặc khi đi làm chứng minh nhân dân. Nhưng vẫn có những quy định nhất định về quần áo mà người dân mặc khi đi làm chứng minh nhân dân

Căn cứ, trước đây, tại điểm d, khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định về ảnh chân dung của công dân trong thẻ Căn cước công dân như sau:

– Là ảnh chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính;

– Trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục ngành khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân;

Vì vậy, người dân không được mặc những loại trang phục mang tính đồng phục của ngành như là đồng phục ngành công an, hải quan, hàng không,…

– Riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt. Ví dụ như người dân theo đạo Hồi thì được phép sử dụng khăn trùm đầu khi chụp ảnh căn cước công dân (chứng minh nhân dân).

Nhưng hiện nay, các quy định tại Thông tư 07/2016 đã hết hiệu lực từ 01/7/2021 và được thay thế bởi Thông tư 59/2021/TT-BCA.

Tại Thông tư 59 hiện đang có hiệu lực thi hành, các yêu cầu về ảnh chân dung của công dân trong thẻ Căn cước công dân như trên đã không còn được quy định. Có thể thấy, bây giờ, pháp luật không còn quy quy định loại trang phục nào công dân không được mặc và trước đến nay không có quy định công dân phải mặc áo gì khi làm chứng minh nhân dân (căn cước công dân). Đồng nghĩa, không có quy định nào bắt buộc người dân phải mặc áo có cổ, áo trắng không được nhuộm tóc, trang điểm, để tóc mái khi chụp ảnh chứng minh nhân dân. 

Tuy nhiên, ảnh chân dung trên thẻ căn cước công dân gắn liền với cá nhân trong một thời gian dài nên hầu hết mọi người khá chú trọng, do đó việc lựa chọn cho mình một chiếc áo phù hợp là cần thiết, thông thường người ta sử dụng áo trắng có cổ, tuy nhiên do phông nền ảnh chân dung cũng là màu trắng nên công dân nên mặc áo có màu nổi bật hơn hoặc khác màu nền trắng. Người dân cũng nên hạn chế mặc áo có độ bóng bởi lúc có ánh sáng sẽ làm cho chất lượng ảnh rất thấp và xấu. Những chiếc áo được lựa chọn nên đơn giản, thanh lịch, lịch sự và có tính chất trưởng thành.

Cũng như việc trang điểm, để mái khi chụp ảnh, tuy không có quy định nào cấm hay bắt buộc người dân nhưng căn cước công dân là giấy tờ tùy thân dùng để xác định danh tính người sở hữu. Nếu bạn trang điểm quá khác với mặt thât được không rõ các đặc điểm nhận dạng do bị mái che mất thì khi sử dụng căn cước công dân để làm các thủ tục như là xuất nhập cảnh bạn đọc có thể bị từ chối do không xác định được ảnh trên căn cước công dân với người đang dùng là cùng một người.

2. Có được tự ý thay ảnh trong CMND để trông đẹp hơn?

Khác với Thẻ căn cước công dân, CMND được ép plastic và không ít người tự ý bóc lớp plastic này ra và thay thế ảnh mới để được đẹp hơn. Tuy nhiên, theo đúng quy định, ảnh trên CMND là ảnh đã được đóng dấu giáp lai của đơn vị cấp. Do đó, nếu tự ý bỏ ảnh cũ và thay bằng ảnh mới thì CMND sẽ bị mất giá trị sử dụng.

Trong trường hợp nêu trên, công dân phải làm thủ tục cấp lại CMND tại Công an cấp huyện/thành phố nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Hiện nay, khi làm thủ tục cấp lại CMND, công dân sẽ được cấp thẻ Căn cước công dân, thay vì CMND như cũ.

3. Có được chụp lại ảnh CCCD?

Người dân có được chụp lại ảnh căn cước công dân khi ảnh không đẹp?

Công dân có quyền kiểm tra và ký xác nhận về vân tay, ảnh của mình trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD gắn chíp. Do đó, người dân có thể thỏa thuận với cán bộ tiếp dân, xin chụp lại ảnh nếu cảm thấy không ưng ý. Tuy nhiên, việc cho phép chụp lại được không phụ thuộc vào cán bộ.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về việc làm chứng minh nhân dân mặc gì. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý bạn đọc còn câu hỏi hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của LVN Group vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: lvngroup.vn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com