Điều 21 nghị định số 79/2014/nđ-cp

Nghị định 79/2014/NĐ-CP được chính phủ ban hành ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy. Nghị định này ra đời đã quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy, thiết kế và thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy,… Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua nội dung trình bày dưới đây: Điều 21 nghị định số 79/2014/nđ-cp.

Điều 21 nghị định số 79/2014/nđ-cp

1. Phòng cháy chữa cháy là gì?

Phòng cháy chữa cháy là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật, có liên quan tới việc loại trừ, hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn, đồng thời nhanh chóng dập tắt khi đám cháy xảy ra, ngăn chặn cháy lan và xử lý tổn hại về người và tài sản.

Cụm từ này có thể hiểu đơn giản bằng cách chia rõ hai vế phòng cháy và chữa cháy. Phòng cháy là các việc làm nhằm ngăn chặn, hạn chế, không cho nảy sinh hiểm họa cháy nổ, chữa cháy là xử lý kịp thời đám cháy đã xảy ra về cả hiện trường và hậu quả.

2. Ý nghĩa của phương án phòng cháy chữa cháy

Phương án chữa cháy giúp cho chỉ huy định hướng việc đánh giá tình hình diễn biến của đám cháy, các tai nạn, sự cố và xác định hướng quyết định các hoạt động cứu chữa vụ cháy cũng như công tác tổ chức các hoạt động của lực lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và các lực lượng khác tham gia vào quá trình cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan và dập tắt đám cháy.

Khi có sự hiểu biết về các phương pháp phòng cháy, chữa cháy sẽ giúp mọi người có thể chủ động nắm bắt được tình hình, cách phòng chống cháy nổ và cách xử lý đám cháy. Trong tình hình xảy ra hỏa hoạn, bạn có thể bình tĩnh xử lý, đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như những người xung quanh.

Trong đơn vị xí nghiệp, ý nghĩa của công tác phòng cháy chữa cháy là gắn kết cộng đồng. Không chỉ hạn chế rủi ro xảy ra cháy nổ, phòng cháy chữa cháy còn mang một ý nghĩa tích cực đó là giúp con người trong tập thể, cộng đồng gắn kết với nhau. Khi tham gia các buổi tập huấn, chúng ta không chỉ nâng cao kiến thức cần thiết về phòng chống cháy nổ mà còn khiến mọi người trong tập thể trở nên gần gũi, cùng nhau giúp đỡ và hỗ trợ, tăng tình đoàn kết cộng đồng.

Ý nghĩa của việc phòng cháy chữa cháy chính là giúp ngăn chặn các vụ cháy nổ xảy ra. Mọi người có thể hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến cháy, cách hạn chế thấp nhất lửa lan rộng, dập lửa đúng cách để không bùng phát, lan rộng. Bằng cách nghiên cứu kỹ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, chúng ta có thể tránh được những trường hợp xấu xảy ra, trong tình huống nguy cấp bạn có thể giảm tổn hại về người và tài sản của cá nhân, công ty, cộng đồng xã hội

Bên cạnh đó, nếu bạn có kiến thức, sự am hiểu thông tin về phòng cháy, chữa cháy giúp ngăn chặn kẻ xấu lợi dụng cơ hội cháy nổ để vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người khác.

3. Điều 21 nghị định số 79/2014/nđ-cp

Điều 21 nghị định số 79/2014/nđ-cp quy định về Phương án chữa cháy, cụ thể như sau:

1. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:

a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

b) Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau.

c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.

2. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, trưởng thôn, chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản Iý của mình (sau đây gọi là phương án chữa cháy của cơ sở). Người đứng đầu cơ sở hạt nhân có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các tình huống cháy, nổ gây ra sự cố hạt nhân quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, khu dân cư thuộc danh mục do Bộ Công an quy định tại Điểm b Khoản này có trách nhiệm phối hợp với đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xây dựng phương án chữa cháy cho khu dân cư, cơ sở do mình quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an.

b) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư cần huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, của nhiều đơn vị, tổ chức, địa phương (sau đây gọi là phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy).

Bộ Công an quy định danh mục cơ sở, khu dân cư do đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo xây dựng và phê duyệt phương án chữa cháy để huy động, tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy khi có cháy lớn, cháy có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng về người, tài sản xảy ra trên địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở hạt nhân chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với tình huống cháy, nổ gây ra sự cố hạt nhân quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử; có trách nhiệm xây dựng phương án phối hợp và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy đối với cơ sở, rừng trên địa bàn cấp xã giáp ranh của hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

đ) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở hạt nhân và đơn vị, tổ chức liên quan xây dựng phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với tình huống cháy, nổ gây ra sự cố hạt nhân quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử.

e) Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

3. Phương án chữa cháy được xây dựng theo hướng dẫn tại các Điểm a và c Khoản 2 Điều này được quản lý tại cơ sở và sao gửi cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn; phương án chữa cháy được xây dựng theo hướng dẫn tại các Điểm b và d Khoản 2 Điều này được quản lý tại đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và sao gửi cho cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng phương án chữa cháy. Cơ quan, tổ chức có lực lượng, phương tiện tham gia trong phương án được phổ biến những nội dung liên quan đến nhiệm vụ của mình.

4. Chế độ và trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy:

a) Phương án chữa cháy được xây dựng theo hướng dẫn tại Điểm a Khoản 2 Điều này được tổ chức thực tập ít nhất mỗi năm một lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu.

b) Phương án chữa cháy được xây dựng theo hướng dẫn tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này được tổ chức thực tập khi có yêu cầu.

c) Người đứng đầu đơn vị, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy. Đối với phương án quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này trước khi tổ chức thực tập phải có sự trao đổi thống nhất với đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy để huy động lực lượng, phương tiện tham gia.

d) Lực lượng, phương tiện có trong phương án chữa cháy khi được huy động thực tập phải tham gia trọn vẹn.

5. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thực tập, quản lý và sử dụng phương án chữa cháy.

6. Bộ Công an quy định mẫu phương án chữa cháy của cơ sở và mẫu phương án của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; quy định thẩm quyền phê duyệt, thời hạn thực tập phương án chữa cháy; quy định cụ thể trách nhiệm của đơn vị, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan khi đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chức xây dựng phương án chữa cháy; quy định chế độ thực tập phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Xem thêm: Điều 23 nghị định 46/2015/NĐ-CP

Xem thêm: Điều 23 nghị định 32/2015/NĐ-CP

Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi về Điều 21 nghị định số 79/2014/nđ-cp. Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com