Điều 219 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Điều 219 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Điều 219 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa hiểu rõ về vấn đề này. Hãy cùng LVN Group nghiên cứu các thông tin vềĐiều 219 Bộ luật tố tụng dân sự 2015thông qua nội dung trình bày dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này !.

1. Khái niệm đình chỉ vụ án dân sự.

Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc toà án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định.

Trong quá tình tố tụng của vụ án có thể xụất hiện sự kiện làm cho vụ án phải dừng lại, không tiếp tục giải quyết. Những sự kiện dẫn đến chấm dứt việc giải quyết vụ án phải được nhà làm luật dự liệu và quy định trong văn bản quy phạm pháp luật để Tòa án căn cứ vào đó ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Do đó, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án ra quyết định không tiếp tục giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ đã được pháp luật quy định. Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì về nguyên tắc mọi hoạt động tố tụng của Tòa án về vụ án phải ngừng lại.

Đặc điểm của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự được ngừng lại.

2. Thời điểm ra quyết định

Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự chỉ áp dụng ở giai đoạn sơ thẩm trong đó có hai mốc thời gian chính là:

– Giai đoạn chuẩn bị xét xử:

Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

– Giai đoạn tại phiên tòa sơ thẩm:

Căn cứ khoản 2 Điều 219 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

“Điều 219. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

1. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

2. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.”

3. Những căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo hướng dẫn tại Điểu 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế:

Thực tế có nhiều quyền và nghĩa vụ dân sự của cá nhân mà pháp luật Nhà nưốc ta đã quy định được thừa kế, nhưng cũng có những quyền và nghĩa vụ không được thừa kế. Thông thường những quyền và nghĩa vụ không được thừa kế là các quyển, nghĩa vụ gắn liền với nhân thân một con người, ví dụ như quyền, nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu có một người khởi kiện yêu cầu bên kia phải cấp dưỡng cho mình theọ quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành, tuy nhiên, sau khi Tòa án đã thụ lý đơn kiện nhưng bên nguyên đơn hoặc bị đơn chết thì vụ án phải được đình chỉ, hoặc trong vụ kiện xin ly hôn, vụ kiện yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi… mà một bên trong vụ án bị chết thì Tòa án cũng phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, đơn vị, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của đơn vị, tổ chức đó:

Trên thực tiễn việc xác định “ai” có quyền thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng khi đơn vị, tổ chức bị giải thể hoặc bị tuyên bô phá sản và ngược lại việc xác định không có cá nhân, đơn vị, tổ chức nào kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng là một việc khá phức tạp, nên không hiếm trường hợp đã xác định sai do không nắm vững hay do chưa nghiên cứu ký các tiêu chí tròng quá trình xác định.

Muốn xác định đơn vị, tổ chức nào đã bị giải thể hoặc bị tuyên bô’ phá sản thuộc trưòng hợp không có cẳ nhẫn, cớ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng, hay “ai” phải kê’ thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng thì phải căn cứ vào quyết định thành lập, điều lệ, quyết định giải thể… để xác định. Việc xác định “ai” phải thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng còn căn cứ vào khoản 2 Điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành để xác định, xử lý. Khi có căn cứ xác định không có cá nhân, đơn vị, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng khi đơn vị, tổ chức đó bị giải thể, bị tuyên bô’ phá sản thì Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó.

c) Người khởi kiện, rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện:

Trưổc khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực, thì trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động chỉ quy định khi nguyên đơn rút đơn khỏi kiện thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án. Do đó, thời gian các Pháp lệnh nói trên có hiệu lực dù trong vụ án có phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa Vụ liên quan có yêu cầu độc lập nhưng khi nguyên đơn rút đơn, Tòa án chỉ kiểm tra việc rút đơn đó có tự nguyện không, nếu tự nguyên là Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết toàn bộ vụ án, không xem xét yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp này bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập muốn tiếp tục vụ kiện họ phải khởi kiện vụ án khác, trong khi trên thực tiễn có những vụ án đã trải qua nhiều hoạt động tố tụng, đến phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm… thậm chí, vụ án đã trải qua nhiều vòng xét xử, khi vụ án được xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại nguyên đơn thấy nếu tiếp tục vụ kiện sẽ bị thua kiện, và để gây khó dễ cho bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, nguyên đơn đã rút đơn khởi kiện, Tòa án phải ra quyết định đình chỉ. Trong trường hợp này bị đơn có yêu cầu phản tôi.. phải tiến hành các thủ tục tố tụng lại từ đầu, gây lãng phí thời gian, công sức, vụ việc chậm kết thúc. Khi xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã có quy định hết sức hợp lý, khoa học tại Điều 245 về việc thay đổi địa vị tố tụng, với quy định này, khi nguyên đơn có rút đơn trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử hay rút đơn khỏi kiện tại phiên tòa thì quá trình tố tụng vụ án vẫn được tiếp diễn.

Trên đây là một số thông tin về Điều 219 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Hy vọng với những thông tin LVN Group đã gửi tới sẽ giúp bạn trả lời được những câu hỏi về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật LVN Group, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. LVN Group cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình gửi tới đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com