Điều 33 Hiến pháp Việt Nam 2013 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Điều 33 Hiến pháp Việt Nam 2013

Điều 33 Hiến pháp Việt Nam 2013

Hiến pháp giữ vị trí pháp lý với tính chất là luật cơ bản của nhà nước và của xã hội, là đạo luật của một quốc gia và có hiệu lực pháp lý cao nhất. Ở bất cứ quốc gia nào, Hiến pháp là biểu tượng của nên dân chủ, là giới hạn của quyền lực nhà nước, là cơ sở pháp lý bảo đảm các quyền tự do cá nhân. Ở Việt Nam, Hiến pháp hiện nay là Hiến pháp 2013. Vậy Điều 33 Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định về nội dung gì? Mời quý bạn đọc cùng LVN Group theo dõi nội dung này trong nội dung trình bày dưới đây.

Điều 33 Hiến pháp Việt Nam 2013

1. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp 2013

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.

Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, Nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Điều 33 Hiến pháp Việt Nam 2013

Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định như sau: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm

3. Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm

Tự do kinh doanh là nguyên tắc hiến định, theo đó các chủ thể kinh doanh được tự do thực hiện các hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tự do kinh doanh phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, tức là khi thực hiện các quyền cụ thể trong nội dung của quyền tự do kinh doanh, các chủ thể phải tuân thủ các điều kiện pháp luật quy định hoặc phải thực hiện một số nghĩa vụ tương ứng.

Theo quy định của pháp luật, quyền tự do kinh doanh được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau đây:

– Thứ nhất, cá nhân, tổ chức có quyền được tự mình lựa chọn những ngành nghề mà mình muốn kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Các ngành nghề pháp luật cấm có thể kể đến như kinh doanh ma túy, vũ khí, mại dâm,  kinh doanh mua bán về người, mô, bộ phân cơ thể người, sinh sản vô tính trên người,…Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh được thực hiện sau khi đáp ứng đủ các điều kiện của ngành nghề đó, ví dụ như có những ngành nghề sẽ yêu cầu chứng chỉ, bằng cấp, và các yêu cầu khác chẳng hạn như luật sư, bác sỹ, ngân hàng,…

– Thứ hai, quyền được tự do lựa chọn mô hình kinh doanh cho mình từ việc quyết định về vốn đầu tư, chỉ cần mức vốn đó đáp ứng quy định về vốn pháp định tối thiểu nếu là kinh doanh một số ngành nghề đặc thù theo hướng dẫn. Bên cạnh đó, có thể quyết định điều chỉnh quy mô kinh doanh của mình thông qua việc huy động vốn.

– Thứ ba, được quyền tự lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, chỉ cần đảm bảo các quy định về loại hình đó như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hoặc trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Quyền tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế.

– Thứ tư, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể được toàn quyền thực hiện những vấn đề liên quan như lựa chọn khách hàng, thỏa thuận, ký kết hợp đồng, nội dung thực hiện,…

– Thứ năm, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể được tự do cạnh tranh một cách lành mạnh. Khi phát sinh tranh chấp, các chủ thể có thể lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp được pháp luật quy định như thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại hay tòa án.

Trên đây là các nội dung Điều 33 Hiến pháp Việt Nam 2013. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi nội dung trình bày của chúng tôi. Mong rằng nội dung trình bày sẽ gửi tới cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích về nội dung có liên quan đến vấn đề này. Nếu có câu hỏi hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật LVN Group để chúng tôi có thể trả lời và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com