Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015

Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, số lượng người sử dụng mạng xã hội như facebook, instagram, Hotline,… ngày càng nhiều. Mọi người dùng chúng như một công cụ để kết nối với bạn bè, người thân, kết nối với thế giới hay chỉ đơn giản là lưu giữ kỉ niệm, thông tin cá nhân. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội hiện nay vẫn luôn tồn tại những nguy cơ bất lợi như bị người khác lợi dụng, đánh cắp thông tin để sử dụng vào các hành vi vi phạm pháp luật như hack facebook, giả mạo bạn bè, người thân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận tại Điều 21 rằng mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Xuất phát từ bản Hiến pháp này, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng đã có quy định về vấn đề nêu trên tại Điều 38.

Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Cá nhân là một chủ thể độc lập trong quan hệ xã hội nói chung, quan hệ dưới góc độ dân sự nói riêng. Do vậy, mỗi cá nhân có đời sống riêng tư, đời sống riêng tư bao gồm cả bí mật cá nhân. Quyền riêng tư là quyền của cá nhân được tự quyết đối với đời sống của mình mà không chịu bất kỳ sự can thiệp nào từ những người xung quanh khác. Với quyền này, cá nhân được sống như mong muốn của mình mà không chịu ảnh hưởng, tác động bất kỳ của chủ thể nào khác; còn bí mật cá nhân, bí mật gia đình là những thông tin, tư liệu mà cá nhân không muốn công khai, bộc bạch, được giữ kín bằng các biện pháp thông thường hoặc biện pháp kỹ thuật khác nhau.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, gia đình phải được sự đồng ý của cá nhân, thành viên gia đình

Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được bản thân cá nhân đó đồng ý. Quy định này hoàn toàn phù hợp với mọi cá nhân trong đời sống, xã hội, thể hiện được sự tôn trọng  của pháp luật đối với đời sống riêng tư, bí mật đời tư của cá nhân. Quy định này hướng tới việc tôn trọng đời sống riêng của mỗi cá nhân trong xã hội, trước thực tiễn hiện nay, rất nhiều chủ thể, đặc biệt là những người nổi tiếng thường bị xâm phạm nghiêm trọng về đời sống riêng tư của mình bởi sự quan tâm, hiếu kỳ thái quá của người hâm mộ.

Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên của gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. Đây là một quy định mới trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Bởi vì có những thông tin không phải là bí mật riêng tư hoặc thuộc đời sống riêng tư hoặc thuộc đời sống riêng tư không chỉ của riêng một cá nhân mà là của chung các thành viên trong cùng gia đình. Do đó nếu chỉ bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân thì sẽ dẫn đến quyền riêng tư của gia đình bị bỏ ngỏ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là quy định này còn khá chung chung, chưa xác định rõ phạm vi và nhận diện những thông tin thế nào thuộc về phạm vi “bất khả xâm phạm”, nhất là đối với những cá nhân, gia đình thường xuyên xuất hiện trước công chúng và được nhiều người biết đến.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các cách thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Quyền riêng tư của cá nhân còn được thể hiện thông qua việc thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các cách thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Bất kể chủ thể nào xâm phạm các thông tin này đều được xác định là vi phạm pháp luật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các cách thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân chỉ được thực hiện khi có quy định của pháp luật và phải có quyết định của đơn vị nhà nước có thẩm quyền.

4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng

Quyền riêng tư của cá nhân trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng cũng được pháp luật dân sự bảo vệ. Căn cứ, khoản 4 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Quy định này đã góp phần thể hiện tinh thần bảo vệ quyền riêng tư của các chủ thể mà Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 đang hướng đến.

 

Vì vậy, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là một trong những quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân đã được Bộ luật Dân sự năm 2015 thừa nhận. Việc thừa nhận quyền này là rất cần thiết, bởi lẽ song song với việc internet ngày càng phát triển thì mọi người lại đang đứng trước nhiều nguy cơ bị đánh cắp, giả mạo thông tin… Vì thế, việc bảo vệ sự riêng tư của mỗi người cũng phải ngày càng được coi trọng.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 gửi đến quý bạn đọc để cân nhắc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý bạn đọc còn câu hỏi cần trả lời về người bào chữa hay có yêu cầu nhờ Luật sư bào chữa quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https://lvngroup.vn để được trao đổi cụ thể.

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com