Điều 42 luật công chứng - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Điều 42 luật công chứng

Điều 42 luật công chứng

Hiện nay các hợp đồng, giao dịch về bất động sản đang xuất hiện ngày càng nhiều do nhu cầu thực hiện giao dịch của các tổ chức, cá nhân trong đời sống xã hội. Vì vậy, các hợp đồng, giao dịch về bất động sản có cần công chứng không? Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản được quy định thế nào? Vấn đề này đã được quy định tại Điều 42 Luật Công chứng 2014, sau đây xin mời bạn đọc cùng nghiên cứu với LVN Group thông qua nội dung trình bày sau:

Điều 42 Luật Công chứng

1. Các hợp đồng, giao dịch về bất động sản

Các hợp đồng giao dịch liên quan đến nhà ở

– Thứ nhất: Hợp đồng mua bán nhà ở:

Theo Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ luật dân sự, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.

Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014, Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Theo quy định của pháp luật thì việc công chứng hợp đồng về nhà ở sẽ được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

– Thứ hai: Hợp đồng thế chấp nhà ở:

Theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014, trường hợp thế chấp nhà ở phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng. Hợp đồng thế chấp nhà ở bắt buộc phải công chứng do tiềm ẩn nhiều rủi ro và tranh chấp của loại giao dịch này

– Thứ ba: Hợp đồng đổi nhà ở:

Theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định hợp đồng đổi nhà ở là giao dịch về chuyển quyền sở hữu để được Nhà nước công nhận và sang tên sở hữu nên cần thiết có sự xác minh, kiểm soát về tính pháp lý nên bắt buộc phải công chứng.

– Thứ tư: Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở:

Theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định hợp đồng góp vốn bằng nhà ở trừ phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức.

– Thứ năm: Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại:

Theo Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014 quy định trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng

– Thứ sáu: Hợp đồng cho tặng nhà ở:

Theo Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định đối với hợp đồng cho tặng nhà ở phải chuyển quyền sở hữu tài sản là bất động sản đó cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận, phải lập thành văn bản và phải công chứng, chứng thực trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.

Các hợp đồng liên quan đến nhà ở là hợp đồng được một hoặc các bên thỏa thuận nhằm thực hiện quyền của mình đối với nhà ở, những hợp đồng liên quan đến nhà ở đầu bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng nhằm đảm bảo yêu cầu pháp lý

Các hợp đồng giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

– Thứ nhất: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất:

Theo Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện cụ thể như sau:

+ Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.

+ Đối với hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên theo đúng quy định pháp luật.

– Thứ hai: Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Theo khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và điểm c khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định đối với văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo hướng dẫn của pháp luật về dân sự và Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo hướng dẫn của pháp luật về dân sự.

Cũng theo Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định đối với di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện về ý chí của người lập di chúc, năng lực dân sự của người lập di chúc và nội dung của di chúc.

 

2. Nơi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản

Điều 42 Luật Công chứng năm 2014 có quy dịnh như sau:

Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

Theo quy định được nêu trên, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở thì các bên phải công chứng tại tổ chức công chứng có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có bất động sản.

 

Việc nghiên cứu về Luật công chứng và những gì xoay quanh nó nêu trên sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi của mình, vấn đề này cũng đã được pháp luật quy định như trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của LVN Group về Điều 42 Luật Công chứng gửi đến quý bạn đọc để cân nhắc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý bạn đọc còn câu hỏi cần trả lời, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https://lvngroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com