Điều 49 Hiến pháp Việt Nam 1992 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Điều 49 Hiến pháp Việt Nam 1992

Điều 49 Hiến pháp Việt Nam 1992

Từ năm 1946 đến nay, nước ta đã có 4 bản Hiến pháp. Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên, ra đời trong bối cảnh một nước Việt Nam vừa giành được độc lập. Hiến pháp năm 1946 được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản: đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, trai, gái, giai cấp, tôn giáo; bảo đảm các quyền lợi dân chủ; thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

Các hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992 được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở những biến đổi về sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên mỗi bước đường của các giai đoạn cách mạng, nhưng vẫn kế thừa những giá trị đã được thử thách theo thời gian, kết tinh bền vững. Bài viết sau đây, Luật LVN Group xin chia sẻ đến quý bạn đọc chi tiết Điều 49 Hiến pháp 1992.

Điều 49 Hiến pháp Việt Nam 1992

1. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp năm 1992

Sau một thời gian phát huy hiệu lực, nhiều quy định của Hiến pháp năm 1980 tỏ ra không phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Tình hình thực tiễn của đất nước đòi hỏi phải có một bản hiến pháp mới, phù hợp hơn để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã mở ra thời kì đổi mới ở nước ta. Đảng đã chủ trương nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những sai lầm của Đảng, của Nhà nước, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân lao động, trên cơ sở đó để có những nhận thức mới, đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và vạch ra những chủ trương, chính sách mới nhằm xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng và văn minh. Với tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, Quốc hội khoá 8, tại kì họp thứ 3 ngày 22/12/1988 đã ban hành Nghị quyết sửa đổi lời nói đầu của Hiến pháp năm 1980. Ngày 30/6/1989, kì họp thứ V Quốc hội khoá 8 tiếp tục ban hành Nghị quyết sửa đổi 7 điều: 57, 115, 116, 118, 122, 123, 125 để xác định thêm quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân của công dân và thành lập thêm thường trực Hội đồng nhân dân trong cơ cấu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, đồng thời củng cố thêm các mặt hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân. Trong kì họp này Quốc hội đã ban hành Nghị quyết thành lập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp để sửa đổi Hiến pháp một cách cơ bản, toàn diện đáp ứng ỳêu câu của tình hình kinh tế, xã hội mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp được thành lập bao gồm 28 người, do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công làm Chủ tịch, ưỷ ban sửa đổi Hiến pháp đã họp nhiều phiên để chỉnh lý, bổ sung và thông qua toàn văn dự thảo Hiến pháp sửa đổi.

Cuối năm 1991 đầu năm 1992, Bản dự thảo Hiến pháp lần ba đã được đưa ra trưng cầu ý kiến nhân dân. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân và ý kiến của Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng, Dự thảo Hiến pháp lần 4 đã hoàn thành và được trình lên Quốc hội khoá VIII, tại kì họp thứ XI xem xét. Sau nhiều ngày thảo luận sôi nổi với những chỉnh lý và bổ sung nhất định, ngày 15/4/1992, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp. Việc soạn thảo và ban hành Hiến pháp 1992 là một quá trình thảo luận dân chủ và chắt lọc một cách nghiêm túc những ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân về tất cả các vấn đề từ quan điểm chung đến các vấn đề cụ thể. Bản Hiến pháp này là bản Hiến pháp của Việt Nam trong tiến trình đổi mới. Đúng như nhận xét của đồng chí Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, nó là “sản phẩm trí tuệ của toàn dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đồng bào cả nước ”).

2. Điều 49 Hiến pháp Việt Nam 1992

Điều 49

Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

So với Hiến pháp năm 1980 thì Chương này trong Hiến pháp 1992 có nhiều điều hơn, nhiều quyền và nghĩa vụ được bổ sung và sửa đổi. Khắc phục thiếu sót của các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên quy định “các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoả và xã hội được tôn trọng”

Ở nước ta, ngoài công dân Việt Nam và công dân nước ngoài đến công tác và sinh sống ở Việt Nam còn có người không có quốc tịch. Với quy định trên đây người không có quốc tịch cũng được Nhà nước ta tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích họp pháp. Với Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên quyền tự do kinh doanh của công dân được xác lập. Đây là một trong những chìa khoá cần thiết để mở cánh cửa tự do trong lĩnh vực hoạt động kinh tế của công dân, xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh. Cùng với quyền tự do kinh doanh, công dân còn có quyền sở hữu “về tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kình tế khác”. Những quy định này hơn bao giờ hết tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam xây dựng một cuộc sống cho bản thân mình giàu có, thịnh vượng. Trên cơ sở đó mà đồng thời làm giàu cho gia đình và xã hội. Ngoài các quy định nói trển còn có quy định về “quyền được thông tin” là một quyền mới được xác lập trong Hiến pháp 1992. Quyền này được hiểu là quyền được nhận tin và truyền tin theo hướng dẫn của pháp luật.

Ngoài việc thiết lập các quyền mới, Hiến pháp còn sửa đổi một số quy định về quyền của công dân không phù họp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước và không thể thực hiện được trong thực tiễn.

3. Thế nào là công dân Việt Nam?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 49 Hiến pháp 1992 quy định thì công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam. Được hưởng quyền và gánh vác trách nhiệm công dân đối với nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Một công dân được mang quốc tịch Việt Nam khi người này được sinh ra tại Việt Nam, có cha mẹ là người Việt Nam.

Đối với các trường hợp có cha hoặc mẹ là người nước ngoài thì cũng được lựa chọn quốc tịch, hoặc một số cá nhân khác được phép xin nhập quốc tịch Việt Nam, nhưng phải đảm bảo một số điều kiện cần thiết theo hướng dẫn.

Trên đây là nội dung về Điều 49 Hiến pháp 1992 . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; thủ tục tạm ngừng kinh doanh hay cách soạn thảo mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline của Công ty Luật LVN Group để được hỗ trợ kịp thời. Công ty Luật LVN Group – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com