Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là một trong ba biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính. Biện pháp nà được ghi nhận cụ thể tại Điều 69 luật tố tụng hành chính. Sau đây, xin mời quý bạn đọc cùng nghiên cứu các pháp luật hiện hành quy định thế nào về vấn đề này !!
1. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Căn cứ theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 69 luật tố tụng hành chính, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019, quy định về Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước: “1. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục.”
Theo đó, cơ sở để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là dựa trên hành vi thực tiễn, khi có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục được thì biện pháp này sẽ được áp dụng
2. Tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
Căn cứ theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 69 luật tố tụng hành chính, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019, quy định về Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước: “2. Tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục.”
Theo đó, việc tạm đình chỉ việc thi hành kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được chia thành 02 trường hợp:
Trường hợp 01: Tạm đình chỉ một phần kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Khi có căn cứ cho rằng việc thi hành một phần kết luận, kiến nghị kiểm toán đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục thì đơn vị có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định Tạm đình chỉ một phần của kết luận, kiến nghị đó. Các phần còn lại không có ảnh hưởng thì vẫn có giá trị pháp lý và chủ thể bị áp dụng vẫn phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Trường hợp 02: Tạm đình chỉ toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Khi có căn cứ cho rằng việc thi hành toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục thì đơn vị có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định Tạm đình chỉ toàn bộ kết luận, kiến nghị đó. Chủ thể có liên quan được tạm hoãn thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với toàn bộ phần kết luận, kiến nghị kiểm toán đó.
3. Thủ tục áp dụng
Căn cứ quy định tại Điều 73 Luật Tố tụng hành chính 2015 bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung sau đây:
– Ngày, tháng, năm viết đơn;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
– Tóm tắt nội dung quyết định hành chính;
– Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
– Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Bước 2: Nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Bước 3: Chờ kết quả
Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời gian nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu, Viện kiểm sát cùng cấp.
Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét ra quyết định áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Hội đồng xét xử thông báo, nêu rõ lý do cho người yêu cầu và ghi vào biên bản phiên tòa.
4. Hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Căn cứ tại Điều 75 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về Hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đó, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay. Tòa án phải cấp hoặc gửi ngay quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp và đơn vị thi hành án dân sự cùng cấp.
Vì vậy, khi đơn vị có thẩm quyền ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, Tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước thì biện pháp này sẽ có hiệu lực ngay tức khắc.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Điều 69 Luật tố tụng hành chính, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý bạn đọc còn câu hỏi và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của LVN Group về Điều 69 Luật tố tụng hành chính vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Hotline: 1900.0191
Gmail: info@lvngroup.vn
Website: lvngroup.vn